Hồ Na Hang là một địa danh nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang tỉnh Tuyên Quang, nơi giao nhau của hai con sông trong vùng lòng hồ là sông Gâm và sông Lăng, được bao quanh bởi 99 đỉnh núi. Hồ được hình thành do nước dâng lên, tạo thành Thủy điện Tuyên Quang (tên gọi khác của Thủy điện Na Hang). Núi non trùng điệp, rừng nguyên sinh bạt ngàn, hồ nước trong xanh như ngọc bích, nhiều du khách đã ví hồ Hạ Long như tranh vẽ bằng mực. Chính bởi vẻ đẹp này mà không ít du khách đã phải lặn lội đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó.
Vẻ hoang sơ kỳ bí hồ Na Hang
Nằm cách thành phố Tuyên Quang 110km, hồ Na Hang thuộc địa bàn hai huyện Na Hang và Lâm Bình. Nơi đây cảnh quan sơn thủy hữu tình; lưu giữ vẻ hoang sơ tự nhiên và được ví von như “nàng tiên xanh giữa đại ngàn”. Na Hang (còn gọi là Nà Hang), trong tiếng người Tày bản địa có nghĩa là “ruộng cuối”; là nơi hội tụ của hai dòng sông trong khu vực lòng hồ thủy điện là sông Gâm và sông Năng; xung quanh là 99 ngọn núi bao bọc. Hồ được hình thành do dâng nước làm Nhà máy thủy điện Tuyên Quang. Toàn cảnh hồ Na Hang giống như một bức tranh thủy mặc khổng lồ với núi non trùng điệp; bạt ngàn những cánh rừng nguyên sinh, nước hồ trong xanh như ngọc.
Hồ Na Hang mùa nào cũng rất đẹp bởi vẻ hoang sơ kỳ bí. Mùa thu, không gian hồ tĩnh lặng khiến lữ khách ngỡ như mình đang lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh”; với mặt hồ xanh ngọc bích mờ ảo trong sương; mây trắng vờn nhẹ trên đỉnh núi. Đến du lịch Hồ Na Hang, du khách được trải nghiệm đi thuyền lướt nhẹ trên mặt hồ yên ả; thưởng ngoạn cảnh đẹp thơ mộng và khám phá những điểm nhấn trên hồ.
Sự hấp dẫn khi đến nơi đây du lịch
Địa điểm đầu tiên là núi Pác Tạ, ngọn núi cao nhất trong 99 ngọn núi quanh hồ. Ngự trên đỉnh núi là hai ngôi đền Pác Tạ, Pác Vãng linh thiêng; được người dân nơi đây thờ kính trang nghiêm. Sau đó, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp thác Mơ từ tầng cao đổ xuống. Trông xa, thác Mơ như một suối tóc mây màu trắng mềm mại của người con gái; buông xuống mặt hồ phẳng lặng. Thác Mơ từ lâu đã trở thành biểu tượng du lịch của huyện Na Hang – Tuyên Quang; và là điểm dừng chân trong hành trình du lịch nơi đây.
Đến Na Hang, du khách có thể nghỉ ngơi thư giãn trong những căn nhà sàn gỗ nhỏ, mái lợp lá cọ; vừa độc đáo giữ được nguyên vẹn văn hoá truyền thống; cũng như cùng thưởng thức những món ăn đặc sản của người dân tộc Thái: cơm lam chấm muối vừng, măng rừng chấm mẻ; canh rau đắng, đặc biệt là rượu ngô được làm bằng men lá cây rừng, càng uống càng say lòng người.
Không chỉ có cảnh sắc tươi đẹp và ẩm thực hấp dẫn; những hoạt động tìm hiểu cuộc sống thường nhật của đồng bào dân tộc thiểu số; hòa mình vào nền văn hóa phong phú nơi đây; chiêm ngưỡng những sắc màu thổ cẩm và ruộng bậc thang lộng lẫy mùa lúa vàng; trải nghiệm dù lượn hay dự lễ nhảy lửa của người Dao đỏ… là những trải nghiệm thú vị và khó quên ở vùng đất Na Hang đang chờ đón du khách.
Hướng dẫn cách đi tới Na Hang
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 260km; đường xá cũng dễ đi nên bạn có khá nhiều phương tiện để đi đến Tuyên Quang như: xe khách, ô tô, xe máy,… Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách đi đến Na Hang bằng cả phương tiện công cộng và cá nhân.
Đi đến Na Hang bằng xe khách
Bạn có 2 phương án như sau:
- Đi xe khách từ Hà Nội đến Na Hang: Hiện nay có nhà xe Bảo Yến khai thác tuyến Mỹ Đình – Na Hang, tần suất 2 chuyến/ ngày.
- Đi xe khách tới Tuyên Quang (nhà xe Bảo Yến, Dũng Dung, Sơn Hưng, Hồng Thịnh,…) rồi từ đây bắt tiếp các chuyến xe nội tỉnh đi thị trấn Na Hang. Bạn cũng có thể thuê xe máy đi từ Tuyên Quang đến Na Hang theo hướng Quốc Lộ 2, đến ngã tư chỗ giao với TL190, bạn rẽ phải đi Chiêm Hóa, đi thẳng tiếp sẽ đến Na Hang.
Đi du lịch Na Hang bằng xe máy hoặc xe ô tô riêng
Từ Hà Nội, bạn có thể đi theo hướng Vĩnh Yên thẳng QL2 để đến thành phố Tuyên Quang. Từ đây bạn tiếp tục đi như cung đường thuê xe máy ở trên đê tới Na Hang.
Lưu ý: Đối với những bạn đi ô tô riêng, có thể đi cao tốc Nội Bài – Lào Cai; rẽ ra ở nút IC9 rồi quay ngược lại QL2 để đi tiếp đến Na Hang.