Tục nhảy lửa là một nghi lễ độc đáo được đồng bào dân tộc Dao đỏ gìn giữ qua nhiều thế hệ đến nay. Theo quan niệm của người Dao đỏ, “lửa” tượng trưng cho sự sống và được coi là vị thần linh thiêng, giúp mang lại ấm no, hạnh phúc cho buôn làng. Hàng năm, đồng bào Dao đỏ nơi đây chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức, thường là cuối năm hoặc đầu năm mới, họ cầu thần lửa cho ấm no, mừng vụ mùa vừa kết thúc.Tất cả mọi người đều cầu nguyện các vị thần sẽ bảo vệ họ với sức khỏe tốt và may mắn sẽ đến với người thân cũng như gia đình họ.
Lễ hội Nhảy lửa của đồng bào Dao đỏ
Lễ hội Nhảy lửa được tổ chức cuối năm và đầu xuân là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần hết sức phong phú và độc đáo của đồng bào Dao đỏ.
Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm và đầu xuân. Lửa mang lại sự ấm áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc; và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật.
Để chuẩn bị cho lễ hội, các trưởng tộc và trưởng họ đã cho con cháu chuẩn bị lương thực thực phẩm; phục vụ cho các hoạt động nghi lễ và ăn uống. Trong phần nghi lễ của người Dao Đỏ thì vật phẩm được dâng cúng buộc phải có các loại; như: cơm, gạo, rượu, gà luộc, nước suối, vải mộc màu trắng, hương, vòng bạc, tiền làm bằng giấy bản, đèn hoặc nến.
Bài lễ với nhiều thầy cúng, mỗi người đều có nhiệm vụ riêng tại dàn lễ của mình. Điều này đã tạo nên một buổi lễ cầu kỳ, nhiều công đoạn và kéo dài hàng giờ đồng hồ. Bài cúng thần lửa được cất lên bằng những câu cầu may; cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, cầu mong mưa thuận, gió hoà, muôn nhà khoẻ mạnh và xua đuổi tà ma.
Công tác chuẩn bị
* Bàn thờ: Bàn thờ của tục Nhảy lửa gồm có bàn thờ chính và bàn thờ phụ. Bàn thờ chính: Đây chính là bàn thờ tổ tiên của nhà ông Đặng Nguyên Học. Bàn thờ này; kết hợp là bàn thờ miếu trong ngày Nhảy lửa, gồm có ba tầng:
+ Tầng trên cùng kín bốn mặt, mặt cửa cúng chỉ hở một hình bán nguyệt là nơi thờ cúng. Ở đây có một bát hương được đốt bằng vỏ cây thơm, một chén rót nước; để cạnh bát hương là năm chén đựng rượu được xếp hàng ngay cửa bàn thờ. Ngoài ra còn dán mấy bức tranh Bàn cổ cỡ nhỏ; và một số dụng cụ quan trọng của việc thờ cúng như kèn, chuông…
+ Tầng thứ 2: Kín ba mặt, tầng này dùng để các đồ dùng phục vụ cho cúng lễ gồm vỏ cây thơm, ấm chén, đồ làm tiền ma, chũm chọe…
+ Tầng thứ 3: Tất cả các mặt đều để trống, được nối liền với chân.
– Bàn thờ phụ: Là một chiếc bàn dài, gồm có một bát hương làm bằng ống tre; năm bát gạo và năm chén rượu, tiền vàng làm bằng giấy bản.
– Những vật chuẩn bị trong tục Nhảy lửa: Nhà chủ miếu sẽ chuẩn bị đủ củi đốt; nhưng mỗi người đến tham gia nhảy đều mang một thanh củi; với mục đích góp phần của mình để chuẩn bị cùng nhau vui chơi ngày xuân, nhảy lửa xua đuổi đen đủi, cầu may mắn cho cả năm.
– Thẻ âm dương: Được làm bằng một gióng vầu hoặc tre đã được chẻ làm đôi.
Nghi lễ của lễ hội
Phần nghi lễ của lễ hội được tiến hành vào ngày cuối cùng của năm cũ tại gian giữa của nhà. Khi đó, gia đình tập hợp anh em con cháu trong dòng họ và mời một số bạn bè thân thiết, các chức sắc của địa phương đến dự lễ.
Lễ nhảy lửa được tổ chức ngay trên một khoảng sân rộng. Một đống than củi to được soạn sẵn, phải là loại than hồng; đang bùng cháy ở giai đoạn rực rỡ nhất.
Khi đống củi đã trở thành một đống than hồng rừng rực cháy; thầy cúng xin quẻ âm dương. Được thần lửa đồng ý, chỉ những chàng trai muốn được nhảy lửa đã ngồi “hầu lễ” từ đầu buổi lễ, được phép ngồi trước mặt các thầy cúng để phù phép.
Tiếng gõ đều đều từ thanh tre ma mị, tiếng chập cheng đinh tai, tiếng trống như thúc rục. Các chàng trai như bị thần nhập, lắc lư rất mạnh và dường như có ai đó sai khiến. Họ nhảy lò cò trước bàn thờ rồi lao vào giữa đống than lửa đỏ rực.
Những chàng trai người Dao Đỏ như đang trong cơn mê say; họ nhảy múa với đôi chân trần của mình trong đống than lửa mà không hề có cảm giác rát bỏng hay sợ hãi. Không chỉ nhảy, họ còn dùng tay hất tung đống than củi ra tứ hướng khiến người xem xung quanh hoảng sợ.
Minh chứng của sức mạnh và sự khéo léo
Mỗi người thường nhảy lửa trong vòng 3-4 phút, sau đó tiếp tục nhảy lò cò về làm lễ tại bàn thờ trước khi trở lại bình thường.
Một người có thể tham gia nhảy nhiều lần, qua đó thể hiện sức mạnh; sự khéo léo và nhanh nhẹn của mình. Nhảy lửa chỉ dành cho nam giới và những chàng trai này luôn nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ của mọi người.
Lễ hội nhảy lửa không chỉ là minh chứng cho sức mạnh; lòng dũng cảm của các chàng trai người Dao Đỏ mà còn là hoạt động văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc rất hoang sơ; huyền bí cần được nghiên cứu và bảo tồn.
Lễ hội nhảy lửa độc đáo cũng có lẽ bởi tính kỳ bí của nó. Những thanh niên đã nhảy lửa luôn cho rằng sau khi “hầu lễ” họ; như được thế lực siêu nhiên truyền sức mạnh và dẫn lối. Họ khẳng định rằng trong suốt quá trình họ vẫn tỉnh táo; và nhận thức được mọi vấn đề. Đây vẫn là điều bí ẩn thú vị.