Bí quyết nấu nước lẩu ngon, đậm vị làm cho người dùng không thể quên

Làm nước lẩu

Trong các món lẩu, thì nước dùng chính là cái mà quyết định đến 80% sự thành công của cả nồi lẩu đấy. Với những món lẩu khác nhau như lẩu cua, lẩu Thái, lẩu gà, lẩu thập cẩm thì sẽ có những gia vị đi kèm khác nhau để có thể tôn lên vị ngon của nguyên liệu chính. Nhưng về cơ bản có những nguyên tắc để nấu được nước lẩu ngon chung nhất thì bạn cần phải tuân theo nếu như muốn có được một nồi lẩu như ý. Ngày hôm nay makoser.com sẽ giới thiệu cho các bạn các bí quyết nấu nước lẩu ngon, chất lượng để cùng thưởng thức với gia đình và bạn bè nhé.

Cách nấu nước lẩu

Cách nấu nước lẩu
Lẩu là món ăn rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam

Nếu các món nướng thơm ngon quyết định bởi khâu ướp gia vị thì những món lẩu chỉ trọn vị, hấp dẫn khi có bí quyết và cách làm nước dùng ngon. Lẩu là món ăn rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Không chỉ đi ăn quán, nhà hàng người Việt hay gọi món lẩu mà hầu hết các gia đình mỗi dịp sum họp, trong các bữa cơm hay tổ chức ăn uống tại nhà đều thích quây quần bên nồi lẩu nóng hổi. Nồi lẩu ngon được tạo nên từ rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là nước dùng.

Nguyên liệu nấu lẩu rất tươi ngon, đa dạng như: gà, hải sản, sườn, xí quách… nhưng muốn nồi lẩu trọn vị, hấp dẫn, bạn phải có cách làm nước lẩu ngon. Cùng bỏ túi ngay những bí quyết làm nước lẩu ngon dưới đây để sẵn sàng trổ tài mỗi dịp nấu các món lẩu cho người thân, bạn bè cùng thưởng thức nhé!

Lựa chọn nguyên liệu, gia vị

Cách làm nước lẩu ngon đầu tiên cần phải chọn được nguyên liệu thật tươi, sống sau đó áp dụng các kỹ thuật chế biến phù hợp. Bên cạnh đó, với mỗi loại nước lẩu luôn cần những gia vị đặc trưng. Vậy nên tùy từng loại nguyên liệu mà bạn phải có gia vị phù hợp kèm theo.

Với nước lẩu gà và heo, bạn không nên sử dụng xương đầu để nấu vì sẽ gây mùi hôi. Nên chọn xương hom và xương đuôi sẽ giúp nồi nước lẩu vừa ngọt vừa thơm. Đặc biệt, hai món lẩu này, chỉ nên dùng xương heo và xương gà nguyên chất mà không cho nên cho thêm các gia vị chua hay ngọt khác, làm mất đi vị ngọt tự nhiên của nước lẩu. Riêng với lẩu gà, bạn nướng hành khô và gừng rồi đập dập bỏ vào, nêm nếm gia vị, hạt nêm cho vừa miệng, thêm 1 – 2 cây sả, dứa, cà chua. Khi chế vào nồi lẩu thì bỏ thêm gói thuốc bắc và nấm hương ngâm nở, sa tế, ăn kèm rau ngải cứu, rau muống, cải thảo.

Chọn xương ninh thật tươi

Chọn xương ninh thật tươi
Loại xương lợn chọn để làm nước lẩu thì phải là loại xương tươi

Một nguyên tắc bất di bất dịch để có được một nồi nước lẩu ngon. Đó là loại xương lợn chọn để làm nước lẩu thì phải là loại xương tươi. Không được chọn loại xương ôi sẽ làm mất đi vị ngon của nồi lẩu, cũng không nên chọn loại xương đầu vì xương đầu sẽ khiến nồi nước lẩu bị hôi. Tốt nhất bạn nên chọn loại xương đuôi vì nó vừa cho vị ngọt lại không bị ngấy và ít bọt. Nếu là một khách hàng quen, bạn nên chọn mua xương ở các cửa hàng bán thịt có uy tín, nguồn gốc thịt rõ ràng, có niêm yết giá và thời gian giết mổ để đảm bảo nhé.

Nên dùng xương nguyên chất

Bên cạnh đó, các món lẩu có nguyên liệu từ gia súc cần có thêm gừng, hành tím nướng, riềng, sả. Nước dùng bò sẽ không thể thiếu các gia vị như: quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng nướng chín nhưng không được cháy vỏ. Lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước dùng trong, màu đẹp hơn. Ngoài ra, hoa hồi bạn bẻ thành từng cánh, quế bẻ nhỏ, thảo quả lấy hạt vàng khô thơm. Sau đó dùng khăn chà xát cho sạch, giã nhỏ rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt và giữ được mùi các tinh dầu thơm. Với nước lẩu thập cẩm, bạn không cần cho thuốc bắc vào. Ăn kèm rau muống, các loại rau cải và nấm tươi.

Nước lẩu hải sản cần có dứa, gừng, sả, cần tây, sa tế… vị ăn tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Lẩu hải sản thường hơi cay, chua và ngọt. Với lẩu cá, ngoài xương heo ra bạn bỏ luôn xương cá đã lọc thịt vào.Với nước lẩu hải sản, bạn không cần cho sả và gừng nướng. Tuy nhiên nên tăng vị chua so với những loại khác. Cá sau khi lọc, thái lát, nên ướp với gia vị, hạt nêm, gừng, sả đã băm nhỏ. Khi chế vào nồi lẩu bỏ thêm rau thì là, ăn kèm rau cần, cải cúc, dọc mùng, …

Thời gian nấu nước

Thời gian nấu nước
Thời gian nấu các loại nước lẩu khác nhau tùy vào nguyên liệu

Khi cho xương đã chần vào nước lạnh, bạn đun lửa to cho sôi lại nhanh. Sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi vài phút để các bọt cứng lại rồi hớt sạch. Cả quá trình còn lại đun sôi trên lửa thật nhỏ.

Thời gian nấu các loại nước lẩu khác nhau tùy vào nguyên liệu. Tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu mà thời gian nấu các loại nước lẩu cũng khác nhau. Chẳng hạn, nước lẩu gà và heo thường nấu 4 – 6 giờ. Nước lẩu bò thì ninh lâu hơn, từ 8 – 10 giờ. Nước lẩu thủy hải sản không nên nấu quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua. Với xương bò, nhất là xương ống, trước khi ninh cần nướng với nhiệt độ cao thì nước dùng sẽ thơm, trong và ngon hơn.

Cách khắc phục khi nước lẩu bị đục

Cho vào nước lẩu đã nguội lòng trắng trứng đánh tan. Sau đó đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng và vớt ra. Băm thịt (tùy vào từng loại nguyên liệu nấu nước lẩu) rồi trộn với lòng trắng trứng. Nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn. Nếu nấu nước lẩu gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn. Còn gì tuyệt với hơn trong những ngày thời tiết se lạnh. Đặc biệt là mùa đông, mọi người cùng ngồi quây quần quanh nồi lẩu nóng hổi. Nghi ngút khói vừa xì xụp thưởng thức nước lẩu ngon, ngọt, vừa trò chuyện cùng nhau vui vẻ. Hi vọng những bí quyết trên sẽ giúp bạn có thêm cách làm nước lẩu ngon, trọn vị!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *