Gia đình là tế bào của xã hội, là nền móng căn bản để tạo nên một cuộc sống hoàn chỉnh. Đề cập đến văn hóa gia đình, người ta thường nói tới ẩm thực gia đình, đến bữa cơm quen thuộc hàng ngày. Bữa cơm trong gia đình người Việt không chỉ thuần túy là nơi mọi người trong gia đình cùng thưởng thức các món ngon mà cao hơn đó là sự gắn kết những thành viên, hình thành nên truyền thống của gia đình. Nhưng chẳng phải ai cũng biết bí quyết cứu nguy cho món ăn lúc lỡ tay nêm nếm quá đà. Bài viết này sẽ cho bạn biết mẹo cứu nguy cho mon ăn nhanh nhất.
Khi món ăn nêm quá mặn
Bữa cơm gia đình luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống. Để làm được một bữa cơm ngon đòi hỏi rất nhiều công sức từ việc lên thực đơn, lựa chọn nguyên liệu cho món ăn và nấu nướng. Do vậy, thi thoảng bạn có nêm gia vị hơi quá tay cũng là chuyện bình thường. Nếu bạn lỡ tay nêm hơi nhiều muối làm cho món ăn bị mặn, bạn có thể chữa cháy bằng những nguyên liệu khác trong nhà bếp.
Sử dụng lòng trắng trứng
Nếu món canh hoặc súp nấu bị mặn, hãy dùng lòng trắng trứng không đánh tan cho vào nồi, chờ nước sôi trong 5 phút rồi vớt ra. Lòng trắng trứng sẽ hút bớt vị mặn đi, trả lại vị thanh ngọt cho nước dùng.
Sử dụng khoai tây
Khoai tây có khả năng hút muối trong món ăn rất hiệu quả. Đem khoai tây gọt sạch vỏ, cắt thành từng lát mỏng, cho vào món ăn 15 phút trước khi ăn. Sau đó lấy khoai tây ra, vị mặn đã được thấm vào khoai tây, món ăn của bạn sẽ vừa miệng hơn hẳn đấy. Bạn có thể áp dụng cách làm này cho các món canh, kho, xào.
Sử dụng nước cốt chanh
Một trong những tác dụng tuyệt vời của nước cốt chanh đó là giúp làm giảm bớt muối nhưng không ảnh hưởng mùi vị của món ăn. Một lưu ý là chỉ nên cho nước cốt chanh vào món ăn không sử dụng các sản phẩm từ sữa. Acid của chanh sẽ khiến các thành phần có nguồn gốc từ sữa bị kết tủa, không tốt cho sức khỏe.
Sử dụng mật ong
Mật ong có vị ngọt thanh tự nhiên, giúp làm giảm vị mặn và tăng hương vị món ăn rất hiệu quả. Chỉ cần một thìa nhỏ mật ong cho vào món ăn là bạn sẽ giải quyết được vấn đề nan giải, việc nấu bếp sẽ trở nên vô cùng dễ dàng.
Khi làm món ăn quá ngọt
Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay. Mỗi con người đều trở nên bận rộn, tất bật hơn. Đặc biệt là ở những thành phố lớn. Vì vậy mà những bữa cơm thân mật ngày càng trở nên thưa vắng dần. Công việc nhiều hơn, các mối quan hệ tăng lên. Việc đi sớm về muộn đã không còn là điều xa lạ đối với các đôi vợ chồng trẻ. Áp lực cuộc sống, ganh đua vị trí khiến họ dần đánh mất. Những giá trị văn hóa để vùi mình vào công việc. Và những bữa ăn nhanh chóng, tiện lợi là điều họ chọn. Mà không chú tâm đến những bữa cơm gia đình nữa. Và đó cũng là một phần nguyên do cho tình cảm gia đình bị rạn nứt.
Với những món ăn quá ngọt, tùy món mà bạn có thể vắt ít nước cốt chanh. Rượu vang hoặc một chút giấm táo cho vào. Các chất béo như dầu ô-liu hoặc bơ cũng có thể làm giảm vị ngọt của món ăn.
Khi làm món ăn quá nhiều dầu mỡ
Đôi khi do bất cẩn, bạn gặp phải những lỗi như nấu một nồi canh quá nhiều dầu mỡ. Để loại bỏ những váng dầu này có thể cho một ít bột nổi vào. Bột sẽ giúp hòa tan dầu mỡ giúp món ăn trở nên thanh đạm hơn.
Cho một vài lá rau cải xoăn vào nồi súp đang nấu cũng là. Cách để làm giảm lượng chất béo dư thừa. Nếu còn thời gian, bạn có thể đợi cho thức ăn nguội hẳn. Cho chúng vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ, phần dầu. Mỡ thừa trên mặt sẽ bị đông đặc lại và bạn có thể dễ dàng vớt bỏ chúng dễ dàng.
Khi làm món ăn bị quá cay
Rau xanh có chất xơ và một lượng đường đáng kể sẽ giúp giảm vị cay của thức ăn. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm các loại rau củ vào món cay như cà rốt, khoai tây, đậu cô ve. Lưu ý là bạn phải cắt nhỏ rau xanh. Hoặc các loại củ này để chúng có thể hấp thụ, giảm độ cay.
Bạn có thể cho thêm đường hoặc mật ong để làm trung hòa vị cay trong món ăn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý lượng đường cũng không nên nhiều quá để tránh cảm giác khó ăn.
Trên đây là một số mẹo hay nhà bếp mà bạn có thể áp dụng trong bữa ăn gia đình. Chúng tôi còn rất nhiều thông tin thú vị khác về ẩm thực. Theo dõi ngay tại Website của chúng tôi.