Khám phá nghi lễ mừng nhà mới và mừng nhà Rông của người Ba Na

Lễ mừng nhà mới đang được già làng tiến hành

Người Ba Na cho rằng nhà là nơi rất linh thiêng, vì nhà làm bằng gỗ, gỗ lấy từ cây trong rừng, là nơi ở của thần linh và nhà cũng là môi trường sản xuất. Việc hình thành, gìn giữ và phổ biến văn hóa gia đình và cộng đồng có liên quan đến việc mừng nhà mới. Vì vậy, người dân tộc thiểu số Ba Na rất coi trọng các nghi thức liên quan đến việc xây dựng và làm nhà, đặc biệt là lễ mừng nhà mới.

Thông thường, mỗi khi xây nhà mới hoặc chuyển đến nơi ở mới, gia chủ đều tổ chức lễ mừng, gọi là lễ về nhà mới, để ngôi nhà luôn là nơi để các thành viên trong gia đình che chở, bảo vệ gia đình. Những gia đình khó khăn thì mổ lợn, gà làm lễ nhỏ, những gia đình có điều kiện hơn thì mổ trâu, ăn thịt – đây là một nghi lễ trang trọng của người Ba Na.

Lễ mừng nhà mới của dân tộc Ba Na

Lễ mừng nhà mới của dân tộc Ba Na
Lễ mừng nhà mới của dân tộc Ba Na

Ngôi nhà được hoàn thành xong không chỉ là niềm vui của gia chủ mà cả buôn làng. Ngày gia chủ dọn về cũng là ngày khánh thành nhà mới. Nhà nghèo cúng lợn, gà, nhà giàu cúng trâu để tạ ơn và làm lễ lên nhà mới.

Trong lễ mừng nhà mới, nghi thức cúng được diễn ra 3 lần, lần đầu tiên vào buổi sáng; già làng sẽ lập một bàn thờ nhỏ đặt ngay trước cổng nhà; dùng để cúng ma nhằm báo tin cho ông bà tổ tiên biết con cháu đã dựng được nhà mới và mời tổ tiên về chung vui. Lần thứ hai là vào tầm khoảng trưa hoặc chiều, đúng giờ thiêng; già làng sẽ đốt que sáp trên bàn thờ để mời các thần về vui vầy với con cháu. Nghi thức cúng Yang ở ngoài sân nhà Rông cũng tương tự như nghi thức cúng ma ngoài cổng nhà.

Cuối cùng, già làng tiếp tục khấn ở trong nhà. Sau khi làm xong các thủ tục, già làng sẽ lấy ngọn sáp đặt xuống phía dưới cỗ cúng ma; một tay giữ cần rượu, tay kia nhúng vào chén huyết rồi lấy ngón tay cái bịt đầu cần rượu lại và lầm rầm đọc khấn. Khấn xong, già làng uống trước, mới đến chủ nhà. Kết thúc buổi lễ, mọi người trong gia đình bà con sẽ ra sân nhảy múa trong tiếng cồng chiêng và vui vầy ăn uống.

Lễ mừng nhà Rông

Lễ mừng nhà Rông
Lễ mừng nhà Rông

Khi nhà Rông được cả làng chung tay hoàn thành; già làng sẽ tập hợp các già khác trong làng lên nhà Rông; và bàn bạc thống nhất vật chất hiến tế và chọn thời gian phù hợp để làm lễ mừng nhà Rông mới.

Theo truyền thống, già làng và những người giúp việc dựng một giàn tế nhỏ ngay dưới chân cầu thang nhà Rông; để làm lễ thông báo với ông bà tổ tiên về lễ hội được tiến hành. Lễ vật dâng cúng là 2 con heo, 3 con gà và 6 ghè rượu.

Sau khi 3 già làng có uy tín cùng đọc lời khấn tổ tiến; già làng chính lấy huyết gà trộn với rượu khấn ngay chân nhà Rông. Thanh niên trong làng chuẩn bị nến, ghè, chén đồng, bầu và ghè rượu; thịt rượu bố trí theo đúng yêu cầu của già làng. Theo đó, ghè rượu cúng tế thần linh được cột ngay chính giữa nhà Rông, vị trí quan trọng nhất. Ghè rượu thứ 2 được cột chỗ dựng cây Nêu có sẵn trong nhà Rông; và sau đó các ghè của hộ gia đình cột nối theo.

Công tác chuẩn bị xong, những người già có uy tín trong làng bắt đầu làm lễ khấn báo lên ông bà tổ tiên. Hướng về phía mặt trời mọc, đồng thanh đọc lời khấn; sau đó già làng lấy rượu pha với huyết đổ từng cột nhà Rông; đọc lời khấn, rồi các già làng cùng nhau uống rượu trước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *