Rượu Mẫu Sơn là một trong số những loại rượu gạo nổi tiếng hiện nay bởi hương vị đặc biệt. Loại rượu này do người đồng bào dân tộc Dao trên đỉnh Mẫu Sơn làm ra. Loại rượu này có công thức làm bí truyền, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt chỉ truyền cho con trai và con dâu, không truyền cho con gái. Xưa kia rượu được ủ tại các hang đá gió rét quanh năm. Loại rượu này ban đầu được người Dao làm ra để uống, giúp giữ ấm cơ thể. Hiện nay thì loại rượu này trở thành một đặc sản của vùng đất gió rét này. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Rượu Mẫu Sơn – Danh tửu nức tiếng xứ Lạng’.
Rượu Mẫu Sơn có nguồn gốc như thế nào?
Rượu gạo Mẫu Sơn là một trong những loại rượu gạo nổi tiếng của Việt Nam. Nhiều người thích nó vì nó có hương vị đặc biệt. Rượu Mẫu Sơn do người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn (Lộc Bình – Lạng Sơn) sản xuất. Ở độ cao 800 – 1000m so với mực nước biển theo cách truyền thống. Bí quyết được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Rượu được chưng cất bằng men thuốc bí mật. Và phương pháp chưng cất truyền thống của người Dao trong hàng trăm năm nay.
Xưa kia, rượu luôn được ủ trên những hang đá quanh năm gió rét tại đỉnh Mẫu Sơn. Người Dao làm ra rượu ngon với hương vị cay nồng như vậy. Mục đích ban đầu là làm ấm cơ thể trong tiết trời lạnh giá. Sau là để làm thức uống chén chú chén anh trong những lễ hội, đám cưới, ma chay. Ban đầu rượu không có tên, rồi như thể gắn liền với đỉnh Mẫu Sơn kỳ vĩ. Rượu mới có thể ngon đến vậy. Vì lẽ đó, tên gọi rượu Mẫu Sơn ra đời.
Đã một lần được uống thì không dễ quên
Rượu men lá hay còn gọi là rượu Mẫu Sơn. Tuy không được nhiều người biết tới như rượu làng Vân (Việt Yên), rượu Kim Sơn (Ninh Bình)… nhưng ai đã một lần được uống đều không bao giờ quên. Rượu men lá do chính tay những người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn (Lộc Bình-Lạng Sơn) chưng cất ở độ cao 800 – 1.000m so với mặt biển bằng phương thức truyền thống, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Để chưng cất được loại rượu có một không hai này. Ngoài nguyên liệu chính là gạo và nước suối (lấy từ những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển). Thì chất gây men không thể thiếu là lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm như: Cây 30 rễ, dây nước; trầu rừng, dây ngọt… có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp; thấp khớp, đau lưng… Sau khi các loại thảo dược đã được rửa sạch, băm nhỏ và phơi khô. Thì mang trộn đều chúng lại với nhau, giã nhỏ và đem đun. Đợt nước đầu dùng để nhào bột, nước hai để ngâm gạo (gạo tẻ, không ẩm mốc).
Bí kíp pha chế men ít người biết
Già làng Triệu Sáng Hiển năm nay 70 tuổi. Là một trong những người nắm giữ bí kíp pha chế loại men lá quý này cho biết: “Men phải ủ ít nhất trong 15 ngày. Men càng trắng, càng phồng thì càng tốt. Đặc biệt phương thức làm men chỉ truyền cho con trai và con dâu chứ không truyền cho con gái”. Nhờ loại men này mà rượu men lá trở nên nổi tiếng và hấp dẫn du khách thập phương.
Cũng theo anh Thắng thì nấu rượu lãi chẳng là bao nhưng người dân ở đây. Chưa bao giờ có ý định bỏ nghề. Ở Mẫu Sơn hiện có gần 100 hộ gia đình nấu rượu. Và đã mở rộng tới nhiều hộ gia đình khác. Sở dĩ, người dân vẫn đeo đuổi nghề nấu rượu. Vì nó như một thứ di sản. Và nay đã trở thành sản phẩm du lịch không thể thiếu. Phần nào làm nên niềm tự hào của người dân Mẫu Sơn.
Thương hiệu rượu men lá (Mẫu Sơn) đã đoạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt” từ năm 2002. Chỉ có nguồn nước Mẫu Sơn, cách chưng cất thủ công hàng nghìn năm. Và loại men của người dân bản địa nơi đây mới làm nên hương vị thơm nồng, êm dịu của rượu men lá.
Nước, khí hậu đỉnh Mẫu Sơn tạo sự khác biệt
Với rượu men lá chính gốc, lỡ khi quá chén không hề gây đau đầu… Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua.Theo những người sành rượu, rượu men lá của người Dao ở Mẫu Sơn có những nét riêng ít loại rượu nào có được. Đưa rượu lên rót nghe thánh thót trong veo, hơi rượu thơm nồng, nước rượu trong như pha lê. Rượu rót ra chén sủi bọt sủi tăm, uống vào không có cảm giác gắt, hay nóng cháy cổ khiến người ta giật mình, e ngại.
Rượu men lá không kén gạo, mà kén men, kén nước. Chỉ có nước và khí hậu ở trên đỉnh Mẫu Sơn này mới có thể tạo nên loại rượu có một không hai này. Trong rượu men lá, không chỉ có tấm lòng, công sức người dân nơi đây, mà còn có độ cao hùng vĩ núi non Mẫu Sơn, có sự tinh khiết của suối, sự ngạt ngào của hương rừng Mẫu Sơn.