Lễ hội truyền thống là hoạt động văn hóa, sản phẩm tinh thần do con người hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Từ ngàn đời nay, dân tộc Việt Nam đã có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu của cộng đồng, tôn trọng hình ảnh linh thiêng, được công nhận là “thần” – người có thật trong lịch sử hoặc truyền thuyết của đất nước.
Hình ảnh các vị thần là hiện thân cho những phẩm chất cao đẹp của loài người. Họ là những anh hùng chiến đấu chống lại kẻ thù ngoại bang; những người mở ra thế giới mới và tạo dựng sự nghiệp; những người đối phó với thiên tai, trừ thú dữ; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật huyền thoại thống trị cuộc sống trên trái đất, giúp con người hướng thiện và duy trì một mừng thọ. ….. Lễ hội là hoạt động nhằm tưởng nhớ, tri ân các công thần. Dân tộc.
Sự hình thành và ý nghĩa của lễ hội truyền thống
Hoạt động lễ hội như một bảo tàng sống về văn hoá đặc thù của dân tộc đã được lưu truyền, kế thừa qua nhiều thế kỷ. Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên. Hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.
Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó. Giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo; và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất; và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư. Là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn. Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng. Kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí…
Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh. Mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua. Những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn.
Quy trình của lễ hội
Thông thường địa phương nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bước sau:
Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được tiến hành ngay sau khi. Mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân công, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ. Trang phục, quét dọn, mở cửa di tích, rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự. Thay trang phục mũ cho thần…
Vào hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội. Đó là các nghi thức tế lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là toàn bộ những hoạt động chính có ý nghĩa nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ hội. Diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động trong những ngày này.
Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di tích.
Thời gian mở hội
Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa thu. Hai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ. Đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Hai yếu tố cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành trò chơi dân gian Việt Nam
Là sản phẩm của một cộng đồng, trò chơi dân gian là thứ tài sản chung của cả một xã hội. Nó thuộc về toàn thể quần chúng nhân dân chứ không của riêng một cá nhân nào, trò chơi dân gian gắn liền với sự tồn tại, phát triển của một cộng đồng người trong nhiều chặng đường phát triển khác nhau. Do đó, để xác định rõ khoảng thời gian cho trò chơi dân gian ra đời quả thật không dễ, ngày nay vẫn chưa xác định được, chỉ biết từ thực tiễn cuộc sống, có thể thấy rằng trò chơi dân gian ra đời từ chính nguồn gốc là nhu cầu cần được vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Cuộc sống nông nghiệp lúa nước đặt nhân dân Việt dưới bao nỗi cơ cực, khổ sở, nhu cầu cần được nghỉ ngơi, giải trí, bù đắp năng lượng tiêu hao trở thành một yếu tố thường xuyên và liên tục đối với nhân dân. Với nhu cầu cần có một tinh thần thỏa mái, một tâm thái vui vẻ để nỗi cực nhọc cũ qua đi và bắt đầu với khó khăn mới đã làm thúc đẩy tính sáng tạo của quần chúng nhân dân.