Rồng rắn Lên mây là trò chơi quen thuộc với bao thế hệ trẻ em Việt Nam. Trò chơi rồng rắn lên mây giúp rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo khi vận động, phát huy lời nói và việc làm của trẻ. Một người đứng lên làm bác sĩ, những người còn lại lần lượt xếp hàng ngang, người kia nắm vạt áo của người trước hoặc tựa vào vai người đứng trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi vòng qua lại như rắn, vừa đi vừa hát bài Rồng rắn lên mây.
Hãy cùng chúng tôi để cập những tin tức mới nhất về văn hóa và trò chơi dân gian ở Việt Nam nhé !
Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp, có liên quan đến nghi thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp: “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nắc/ Có nhà khiển binh/ Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không…” . Trò chơi này hiện vẫn được vẫn rất được yêu thích tại các trường mẫu giáo hoặc trong các buổi team building ngoài trời. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Cách chơi và việc tổ chức trò chơi Rồng rắn lên mây.
Đồng dao rồng rắn lên mây
Các bạn cùng đọc bài đồng dao sau nhé:
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có nhà hiển vinh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không ?”
Người chơi tham gia
Trò chơi Rồng rắn lên mây thực tế không giới hạn số người tham gia.Tuy nhiên, số lượng người chơi nên trong khoảng từ 6 đến 8 người chơi để trò chơi được thú vị nhất và thoải mái chạy nhảy mà không bị xô đẩy nhiều. Ngoài ra cần có một thành viên đứng ra làm người quản trò.
Dụng cụ sử dụng
Về cơ bản, trò chơi Rồng rắn lên mây không cần sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nào. Tuy nhiên trò chơi lại gắn liền với bài hát Đồng dao. Vì vậy trong trường hợp người chơi chưa thuộc bài hát Đồng dao thì nên chuẩn bị sẵn bản in lời Đồng dao để người chơi dễ thực hiện.
Cách chơi Rồng rắn lên mây
Một bạn sẽ đóng làm thầy thuốc, các bạn còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi hát đồng dao:
- Rồng rắn lên mây
- Có cây xúc xắc
- Có nhà hiển minh
- Hỏi thăm thầy thuốc
- Có nhà hay không?
“Thầy thuốc” trả lời: “Thấy thuốc đi chơi (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà…)”. Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Có!”.
Khi thầy thuốc trả lời “có” thì người đầu đoàn “rồng rắn” bắt đầu cuộc đối đáp:
- Cho tôi xin ít lửa.
- Lửa làm gì? (Thầy thuốc hỏi)
- Lửa kho cá.
- Cá mấy khúc?
- Cá ba khúc.
- Cho ta xin khúc đầu.
- Cục xương cục xẩu.
- Cho ta xin khúc giữa.
- Cục máu cục me.
- Cho ta xin khúc đuôi.
- Tha hồ thầy đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Còn người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.