Văn hóa ăn của người Việt Nam ta có gì đáng chú ý?

Văn hóa ăn uống của người Việt

Từ xưa đến nay người Việt luôn coi trọng việc ăn uống và coi đó là một văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống. Ông bà ta từ thời xa xưa đã để lại những văn hóa khi ăn uống cho con cháu của mình đời sau để noi theo và hìn giữ. Tuy nhiên, ở xã hội hiện đại ngày nay quan niệm và thói quen ăn uống của mọi người về vấn đề này là hoàn toàn khác nhau, và không ai giống ai.

Đối với người Việt Nam, theo quan điểm của lối sống nông nghiệp, chế độ ăn uống rất quan trọng. Trong số rất nhiều thói quen ăn uống của người Việt Nam, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu và phân tích một số thói quen ăn uống phổ biến, những thói quen ăn uống này vẫn tồn tại dù ít nhiều đã thay đổi từ sự lai tạp văn hóa của các nước.

Thích trò chuyện trong bữa ăn

Thích trò chuyện trong bữa ăn
Thích trò chuyện trong bữa ăn

Người Việt có thói quen tổ chức ăn uống tổng hợp, ăn chung. Cho nên các thành viên của bữa ăn liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Điều này khác hẳn với phương Tây; vì mỗi người đều có suất ăn riêng, mọi người hoàn toàn độc lập với nhau.

Trò chuyện trong khi ăn là một nhu cầu thiết yếu của cư dân Việt; vì bữa ăn ngoài tác dụng “ăn để no” mà còn là dịp để anh em, họ hàng, bạn bè tụ tập lại để hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống; cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm ăn hoặc thoải mái bàn luận về vấn đề họ yêu thích.

Và thức ăn ngon mà không hợp thời tiết thì không ngon; hợp thời tiết mà không có chỗ ăn ngon thì không ngon; chỗ ăn ngon mà không có bạn bè tâm giao thì ăn cũng không ngon; bạn bè tâm giao mà không khí bữa ăn không vui vẻ thì cũng ăn không ngon.

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

Mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau nên phải ý tứ khi ngồi và mực thước khi ăn. Đây là biểu hiện cao trong đời sống cộng đồng của người Việt. Nó đòi hỏi người ăn đừng ăn quá nhanh, quá chậm; đừng ăn quá nhiều song cũng đừng quá ít; đừng ăn hết mà cũng không nên ăn còn.

Do vậy, hiện tượng sau khi ăn, trong đĩa bày thức ăn lúc nào cũng còn dư thức ăn; còn thức ăn trong chén của mọi người đều đã được ăn hết. Thói quen ăn này phản ánh khi ăn cơm khách; một mặt khách phải ăn cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà; nhưng mặt khác lại phải để chừa một ít trong các đĩa đồ ăn để chứng tỏ rằng mình không chết đói, không tham ăn.

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

Mặt khác, ăn nhanh biểu thị là người vội vàng, thô lỗ, ăn chậm khiến người ta phải chờ; ăn nhiều, ăn hết là tham lam, ăn ít, ăn còn là chê không ngon… Truyện dân gian thường phê phán những người vô ý khi ăn và có nhiều cảnh dùng bữa ăn để kén rể.

Do vây, mà ông bà ta rất chú trọng và nghiệm khắc khi dạy con cái: “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Trong đó giáo dục cách ăn được ưu tiên hàng đầu; vì thông qua cách ăn người ta có thể nhận xét và kết luận ít nhiều về nhân cách cá nhân đó và cả gia đình của họ.

Phải có chén nước mắm (hay nước tương) khi ăn

Trong cơ cấu bữa ăn của người Việt, trong khi các món ăn khác thì có người ăn, người không; còn cơm và nước mắm thì ai cũng dùng, cũng chấm.

Do vậy, chén nước măm trở thành thước đo sự ý tứ, đo trình độ văn hóa của con người. Chấm nước mắm phải gọn, sạch, chấm vương vãi là thể hiện con người vụng về, ẩu tả; chấm nước mắm mà để rơi thức ăn vào chén nước mắm là mất vệ sinh, ở dơ, ở bẩn; chấm hụt (hai, ba lần chấm mới được) là người không làm được việc, hay sai sót, không nên tin tưởng…

Không bới cơm quá nhiều hoặc quá ít vào mỗi chén

Chủ nhà ngồi đầu nồi phải rất tế nhị và mực thước khi bới cơm cho khách. Nhiều quá thì đầy dễ rơi, vãi, (khiến khách mang tiếng vụng về); và không có chỗ để thức ăn; ít quá thì ăn mau hết, phải đưa bới nhiều lần (khiến khách mang tiếng tham ăn).

Thấy cơm trong nồi sắp hết, phải giảm tốc độ ăn của mình và người nhà (bới ít); tránh không để đũa cái va vào nồi, phải làm cho khách thấy đầy đủ, thoải mái nhất.

Sử dụng đũa khi ăn

Sử dụng đũa khi ăn
Sử dụng đũa khi ăn

Đây là cách ăn phổ biến của người Châu Á. Nó là cách ăn đặc thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt; xuất phát từ những thói quen ăn những thứ không thể nào dùng tay bốc (như cơm, cá, nước mắm…) của cư dân Đông Nam Á.

Trong khi đó, người phương Tây phải dùng một bộ đồ ăn gồm dao, muỗng, đĩa (mô phỏng động tác của con thú xé mồi); mỗi thứ thực hiện một chức năng riêng lẻ (sản phẩm của tư duy phân tích).

Đôi đũa của người Việt thực hiện một cách tổng hợp và rất linh hoạt hàng loạt chức năng khác nhau: gắp và xé, dầm, khoắng, trộn, vét và nối cho cánh tay dài ra để gắp thức ăn xa!

Lời mời trong bữa cơm

Trước và sau khi ăn, người Việt thường có “thủ tục” mời ăn; điều này thể hiện lễ giáo và sự kính trọng với người trên. Theo tục lệ xưa, khi ngồi vào mâm cơm, trước khi bưng bát, cầm đũa thì phải “mời cơm”, người ít tuổi mời những người nhiều tuổi hơn.

Sau khi mời xong rồi, người lớn tuổi nhất cầm chén lên thì những người khác mới cầm chén đũa của mình lên ăn. Và khi ăn xong lại mời, thường đại ý là: “Mời mọi người ăn ngon miệng, con (cháu) xin phép”. Gần như giống nhau về thủ tục mời nhưng mỗi vùng, miền lại có lời mời khác nhau, rất đa dạng. Vì thế, nhiều cô dâu mới về nhà chồng phải quan sát tập cho quen để “nhập gia tùy tục”.

Lời mời trong bữa cơm là một nét văn hóa đáng quý nhưng ngày nay, nét văn hóa này đang dần bị mai một, rất cần được duy trì, phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *