Bà bầu nên uống sữa đậu nành trong thời kỳ mang thai không?

Bà bầu nên uống sữa đậu nành trong thời kỳ mang thai không?

Sữa đậu nành là một loại sữa có nguồn gốc từ tự nhiên, chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là chứa một lượng lớn protein, sắt và canxi. Sữa đậu nành là đồ uống yêu thích của nhiều đối tượng trong đó có mẹ bầu bởi đặc tính ngọt nhẹ và hơi béo. Có nhiều ý kiến cho rằng: Việc uống sữa đậu nành trong thời kỳ mang thai là không tốt. Vậy thực hư thì bà bầu có nên uống sữa đậu nành trong thời kỳ mang thai hay không? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời đầy đủ chính xác.

Thành phần dinh dưỡng của đậu nành

Đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành chứa một lượng lớn protein, sắt, kẽm rất tốt cho sức khỏe con người. Ngoài ra, trong đậu nành có chứa các loại axit béo như omega-3, linoleic, linolenic…Đây đều là những axit béo không no giúp tăng cường quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, điều chỉnh huyết áp.

Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành cho bà bầu có nhiều điểm tương đồng với sữa bò, là nguồn cung cấp protein cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên trong sữa đậu nành lại có chứa nhiều calcium hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng, không có chứa lactose, chứa ít chất béo bão hòa hơn sữa bò.

Một số công trình nghiên cứu gần đây cũng cho thấy đậu nành còn có công dụng giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ rất hiệu quả. Được chế biến từ đậu tương, sữa đậu nành là một trong những thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người yêu thích trong đó có không ít mẹ bầu.

Tuy nhiên, bà bầu uống sữa đậu nành có gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi? Rất nhiều mẹ bầu tin rằng uống sữa đậu nành khi mang thai có thể ảnh hưởng đến giới tính thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, thực tế thì sao? Các nhà khoa học bình luận thế nào về chuyện này?

Sữa đậu nành có tốt cho bà bầu không?

Sữa đậu nành có tốt cho bà bầu không?
Sữa đậu nành tốt cho bà bầu

Sữa đậu nành cung cấp cho bà bầu một lượng protein đáng kể. Không những vậy, hàm lượng protein trong sữa đậu nành tốt hơn. Vì không có nhiều cholesterol và chất béo như các nguồn protein từ động vật.

Mặc dù có nguồn gốc từ thực vật, nhưng những giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành như hàm lượng protein; vitamin A, D, Riboflavin và B12 tương đương với sữa bò. Đối với những mẹ bị dị ứng lactose trong sữa bò, sữa đậu nành là một giải pháp thay thế tuyệt vời.

Hàm lượng canxi trong sữa đậu nành giúp hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ bầu; giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi. Chất xơ trong sữa đậu nành giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm bớt nguy cơ bị táo bón khi mang thai.

Cung cấp chất béo cho mẹ bầu. Chất béo trong sữa đậu nành chứa nhiều axit béo linoleic; omega-3, omega-6. Chúng là những axit béo không no thiết yếu; có công dụng tăng việc hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Ngăn ngừa vữa động mạch và điều chỉnh huyết áp.

Bà bầu uống sữa đậu nành có ảnh hưởng thai nhi không?

Bản thân đậu nành có chứa isoflavone – một hoạt chất có trong hạt đậu tương. Hoạt chất này có hoạt tính estrogen – một loại hormone giới tính nữ. Nhiều người lo ngại estrogen trong đậu nành sẽ ảnh hưởng tới đến chức năng sinh sản của các bé trai như làm teo tinh hoàn, gây vô sinh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh lo ngại trên là sự thật.

Tiến sĩ Mark Messina đến từ Đại học Loma Linda (California, Mỹ) – Giám đốc Viện Dinh dưỡng Đậu nành Mỹ cũng đã công bố các kết quả nghiên cứu đều khẳng định. Isoflavones trong sữa đậu nành và các thực phẩm cung cấp Isoflavones không làm thay đổi hormone testosterone ở nam giới.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chất isoflavone có trong đậu nành được hấp thụ qua nhau thai người hay những đứa trẻ sử dụng sữa công thức làm từ đậu nành bị ảnh hưởng sức khỏe. Như vậy, uống sữa đậu nành có ảnh hưởng giới tính thai nhi không? Câu trả lời là không. Chính vì vậy chị em mang bầu hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa đậu nành hàng ngày mà không cần lo lắng về vấn đề giới tính thai nhi hay băn khoăn bà bầu có nên uống sữa đậu nành.

Những lưu ý khi uống đậu nành đối với bà bầu

Những lưu ý khi uống đậu nành đối với bà bầu
Mẹ bầu không nên uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc

Không nên uống quá nhiều: Bà bầu không nên uống quá 500ml sữa đậu nành mỗi ngày; và không nên uống một lượng lớn cùng lúc. Uống quá nhiều sữa đậu nành có thể gây khó tiêu, đầy hơi; ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khác.

Đun sôi kỹ trước khi uống: Đậu nành chưa chín kỹ sẽ sinh ra một số chất độc hại cho cơ thể; có thể gây đau bụng, buồn nôn…

Không nên ăn chung với trứng:  Protein trong lòng trắng trứng kết hợp với chất trypsin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành chất kết tủa; ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

Không nên uống cùng với các loại đường nâu: Protein trong đậu nành khi kết hợp với axit hữu cơ có trong đường nâu sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa. Đồng thời, cũng làm ảnh hưởng khả năng tiêu hóa của bạn.

Không pha đường đỏ vào sữa đậu nành; vì trong nó chứa một số axit hữu cơ kết hợp với protein trong sữa đậu nành. Gây ra tình trạng đầy hơi và chướng bụng. Không nên ăn cam, quýt trước hoặc sau khi mẹ bầu uống sữa đậu nành. Lượng axit có trong loại trái cây này kết hợp với protein xảy ra hiện tượng kết tủa ở ruột. Chúng khiến mẹ bầu đầy bụng, khó tiêu hoặc có thể tiêu chảy.

Những mẹ bầu không nên uống sữa đậu nành

Nếu chị em mang thai đang gặp các vấn đề sau đây thì không nên uống sữa đậu nành. Mẹ bầu bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Hàm lượng protein trong sữa đậu nành khiến tình trạng hen suyễn, viêm mũi thêm nặng hơn. Chị em có các bệnh về đường tiêu hóa: Mẹ bầu thường bị đầy hơi, chướng bụng; khó tiêu không nên uống sữa đậu nành.

Những mẹ bầu không nên uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành

Tác hại của việc lạm dụng sữa đậu nành trong thai kỳ

Uống sữa đậu nành không đúng cách; uống quá nhiều sữa trong một ngày sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Lạm dụng sữa đậu nành trong thai kỳ khiến mẹ dễ bị đầy bụng; khó tiêu, trướng bụng làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm khác. Chính vì vậy, dù có ích cho thai kỳ nhưng mẹ chỉ nên uống với một lượng vừa phải; theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *