Bạn biết gì về tục tổ chức tang lễ cho người đã khuất?

Tục tổ chức tang lễ của người việt

Nền văn hóa Việt Nam tuy lâu đời, phong kiến ​​nhưng vẫn mang lại nhiều giá trị nhân văn cho con người. Trong phong tục tang ma, đó cũng là một nét văn hóa độc đáo. Tổ chức tang lễ trang trọng, chu đáo không chỉ để người đã khuất được yên nghỉ mà còn thể hiện tấm lòng của thế hệ mai sau đối với người đã khuất. Nhưng không phải ai cũng biết những phong tục này. Xin mời mọi người cùng chúng tôi khám phá và tìm hiểu thêm về phong tục tang lễ ở Việt Nam nhé!

Tục tổ chức tang lễ cho người đã khuất của người Việt Nam

Tục tổ chức tang lễ cho người chết của người Việt Nam
Tục tổ chức tang lễ cho người đã khuất của người Việt Nam

Trình tự lễ tang ngày trước như sau: người chết được tắm rửa sạch sẽ; thay quần áo tươm tất, rồi lấy một chiếc đũa đặt giữa hai hàm răng, bỏ vào miệng một dúm gạo và ba đồng tiền xu gọi là lễ ngậm hàm. Sau đó đặt người chết nằm xuống chiếu trải sẵn dưới đất (theo quan niệm “từ đất sinh ra lại trở về với đât”). Tiếp đó là lễ khâm liệm (liệm bằng vải trắng) và lễ nhập quan (đua thi hài vào quan tài).

Sau khi nhập quan là lễ thành phục, chính thức phát tang. Con trai, con gái và con dâu của người quá cố, đội khăn sô, mũ chuối (hoặc mũ tết bằng rơm), mặc áo sô. Cháu chắt họ hàng, thân thích chít khăn để tang. Những ngày quàn người chết trong nhà đều phải cúng cơm sớm, chiều. Phường nhạc cử nhạc ai, bà con, bạn bè, làng xóm đến viếng. Sau khi chọn được ngày, giờ tốt làm lễ đưa tang. Đám tang có câu đối, linh sàng, nhà táng (nơi đặt linh cữu). Người đưa tang đi sau linh cữu, dọc đường có rắc vàng thoi (bằng giấy). Đến huyệt làm lễ hạ huyệt và đắp mộ. Chôn cất xong về nhà làm lễ tế.

Một số nghi thức sau đám tang

Một số nghi thức sau đám tang
Một số nghi thức trong đám tang

1. Đi đắp mộ

Ba ngày sau tang lễ, con cháu tiến hàng đi đắp lại mộ để mộ cao và đẹp hơn. Lấy những mảng cỏ phủ kín bề mặt ngôi mộ; sau đó hương khói rồi trở về. Người xưa cho rằng, nếu cỏ trên ngôi mộ lên nhanh và xanh tươi là điềm báo mồ yên mả đẹp.

2. Cúng tuần đầu

Sau khi an táng thì tiến hàng lễ cúng tuần đầu. Theo tục xưa, tuần đầu không quy định bao nhiêu ngày, mà là ngày rằm hoặc mùng một đầu tiên sau khi chết. Lễ này có thể cúng tại nhà, không cần thiết phải ra mộ.

3. Cúng 49 ngày

Sau ngày tang lễ 49 ngày con cháu làm lễ cúng tại nhà. Hoặc có thể mang xôi gà, rượu, trầu, cau, hương ra mộ. Sau 49 ngày có thể rước vong linh lên chùa đối với những người đã quy y. Ngoài ra, theo phong tục tang lễ, lễ 49 ngày có thể cúng tại chùa hay đền thờ.

4. Cúng 100 ngày

Trong vòng 100 ngày, con cháu phải cúng cơm mỗi ngày hai bữa trưa, chiều. Lễ này cũng như lễ 49 ngày, nhưng thường được tổ chức lớn hơn. Sau 100 ngày thân nhân không phải cúng cơm nữa, người quá cố được thờ chung trên bàn thờ tổ tiên.

Nghi lễ ngày nay được tổ chức đơn giản hơn

Ba ngày sau tang chủ làm lễ viếng mộ (lễ mở cửa mả); được 49 ngày làm lễ chung thất (thôi cúng cơm cho người chết). Sau 100 ngày làm lễ tốt khốc (thôi khóc). Sau mộ năm làm lễ giỗ đầu, sau ba năm (ở nhiều nơi là hai năm) làm lễ hết tang.

Ngày nay, lễ tang được tổ chức theo nghi thức đơn giản hơn: lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ viếng, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ. Người trong gia đình để tang bằng cách chít khăn trắng hoặc đeo băng tang đen.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *