Goma tofu – món ăn truyền thống lâu đời của Nhật Bản

Goma tofu Houmoto

Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa đa dạng và phong phú nhất. Cũng giống như origami hay trà đạo, ẩm thực Nhật Bản là một nét văn hóa đặc sắc và nổi bật của đất nước này. Mọi người luôn phải trầm trồ, đánh giá cao và bị mê hoặc bởi sự tinh tế và độc đáo của ẩm thực Nhật Bản. Một số món ăn ngon của Nhật Bản như sushi, okonomiyaki (bánh kếp Nhật Bản), takoyaki và ramen đã rất quen thuộc với người Việt Nam.

Tuy nhiên, để nói về nền ẩm thực Nhật Bản lâu đời và nổi tiếng ở đất nước mặt trời mọc thì phải nói đến món đậu phụ Goma tofu. Những lát đậu phụ vừng mềm và ngọt được gọi là “bánh pudding Nhật Bản”. Điều đặc biệt hơn là món ăn này đã có lịch sử hơn 300 năm và vô cùng phổ biến và được yêu thích trong các gia đình Nhật Bản.

Giới thiệu món Goma tofu Houmoto

Khi nhắc đến những món Nhật có truyền thống lâu đời và nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc; sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến Goma tofu Houmoto. Những miếng đậu phụ vừng cắt miếng thơm ngon; mềm mịn được biết đến như một loại “Pudding kiểu Nhật”. Một điều đặc biệt hơn đó là món ăn này đã có lịch sử hơn 300 năm; vô cùng phổ biến và được yêu thích tại các gia đình Nhật.

Goma tofu Houmoto - món Nhật có truyền thống lâu đời
Goma tofu Houmoto – món Nhật có truyền thống lâu đời

Điều tạo nên nét đặc trưng trong ẩm thực của đất nước hoa anh đào; là người Nhật không lạm dụng gia vị mà chú trọng làm nổi bật sự tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Chính điều này đã giữ được hương vị đặc trưng, nguyên bản của món ăn.

Để làm ra được món ăn này người Nhật phải dùng tay bóp nát hạt vừng; rồi dùng chày giã cho nhuyễn mịn, tương tự với sắn dây. Bột càng mịn thì thành quả càng đẹp và giống… đậu phụ hơn. Lý giải cho sự mất công này, người ta chỉ có thể nói tính thẩm mỹ quả thực rất quan trọng trong ẩm thực Nhật. Để khiến món vừng bình dân trở nên đẹp mắt;n người Nhật không tiếc công sức và thời gian.

Nét văn hóa Shojin Ryori

Goma Dofu là đại diện tiêu biểu của Shojin Ryori – tức các món ăn dành cho thầy tu Thiền Tông. Món này được nhiều người Nhật ưa thích và đặc biệt nổi tiếng tại Wakayama và Nara. Goma Dofu có hình dáng tương tự đậu phụ; nhưng lại không phải đậu phụ đúng nghĩa vì nguyên liệu làm món ăn này không phải đậu nành, mà là vừng. Ba nguyên liệu chính làm nên Goma Dofu là bột vừng; bột kuzu (bột sắn dây) và nước.“Shojin Ryori”, mang trong danh từ ấy là cả một nét văn hóa đẹp.

Trong văn hóa Shojin Ryori, mỗi món ăn cần được chuẩn bị bằng tay một cách tỉ mẩn; sao cho đạt được sự hài hòa về cả hương vị lẫn cảm giác nghệ thuật. Chính vì thế công đoạn chuẩn bị Goma Dofu theo truyền thống rất vất vả; bởi vì việc làm bột sắn dây từ rễ sắn và nghiền nhỏ vừng một cách hoàn hảo tốn rất nhiều thời gian và công sức. Các thầy tu sẽ đem hạt vừng bóp nhuyễn trộn với bột sắn dây cùng nước rồi đun trên lửa nhỏ; cho đến khi hỗn hợp săn lại. Tuy nhiên hiện tại hẳn nhiên cách làm món ăn này đã trở nên đơn giản hơn với các nguyên liệu có sẵn; và bạn hoàn toàn có thể tìm công thức để tự chế biến và thưởng thức tại nhà.

Món ăn vừa thơm ngon lại có giá trị dinh dưỡng cao

Còn về hương vị thì sao? Goma Dofu dĩ nhiên là thơm mùi vừng;; một mùi thơm nguyên thủy không bị trộn lẫn bởi bất kì gia vị nêm nếm nào. Món này ăn không thì khá nhạt; nhưng cũng vì thế, người Nhật có nhiều biến tấu vừa đẹp mắt, ngon miệng với nó.

Cách ăn đơn giản nhất là rưới chút nước tương và chút wasabi lên bề mặt. Cái béo rất thanh của vừng sẽ hòa cùng độ nồng nàn của tương, wasabi tạo ra một bản giao hưởng hài hòa; tuy vẫn thanh đạm đúng chuẩn món chay nhưng để lại hậu vị lưu luyến mãi không thôi.

Món ăn vừa thơm ngon lại có giá trị dinh dưỡng cao
Món ăn vừa thơm ngon lại có giá trị dinh dưỡng cao

Không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Sản phẩm có lượng calo thấp, chứa nhiều chất đạm, ít béo, vitamin và khoáng chất quan trọng. Nếu bạn trong chế độ ăn kiêng và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày; thì không thể bỏ qua món tráng miệng độc đáo, hấp dẫn này. Bật mí thêm hương vị món ăn sẽ trở nên vô cùng tuyệt hảo khi thưởng thức cùng bột đậu nành rang hoặc sốt đường đen, chinh phục vị giác của cả những thực khách khó tính nhất. Đây sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời, đặc biệt phù hợp cho cả gia đình.

Món này làm tráng miệng cũng rất ngon, khi bản thân vừng đã là thành phần “siêu sao” trong làng tráng miệng Nhật Bản. Một số phiên bản ngọt của đậu phụ vừng là ăn kèm mật ong, nước đường Kuromitsu, si rô lá phong vào mùa thu…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *