{Hot} – Kinh nghiệm khi du lịch bằng máy bay dành cho người đi lần đầu

Kinh nghiệm khi du lịch bằng máy bay

Với những ai lần đầu đi máy bay thường sẽ cảm thấy lo lắng vì thủ tục phức tạp, nhiều bước. Tuy nhiên, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để trải nghiệm chuyến bay đầu tiên của mình suôn sẻ và thú vị hơn. Máy bay là một trong những phương tiện giao thông nhanh chóng và tiện lợi nhất trong thế giới hiện đại. Với sự phát triển, máy bay dần trở nên phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể bay đến các địa điểm, địa điểm cách xa hàng nghìn, hàng vạn km. Tuy nhiên, với những ai lần đầu đi máy bay nên chưa có kinh nghiệm chắc hẳn sẽ có tâm lý lo lắng vì phải thực hiện nhiều thủ tục phức tạp.

Lần đầu đi máy bay cần chuẩn bị trước những gì?

Kinh nghiệm – Mua vé máy bay

Đây chắc chắn phải là việc làm đầu tiên để chắc chắn rằng bạn có một suất ngồi trên máy bay. Bạn có thể đặt vé máy bay trực tiếp từ các hãng hàng không hiện tại. Nhờ người thân đặt giùm hoặc thông qua các đại lý bán vé. Có một nguyên tắc là bạn càng mua vé trước nhiều ngày thì vé của bạn càng rẻ.

Nếu có thời gian thì bạn có thể săn các vé 0đ, vé siêu khuyến mãi của các hãng. Tuy nhiên những vé này có hạn chế là thời gian áp dụng ngắn, số kg hành lý giới hạn và không được trả vé…

Mua vé máy bay
Mua vé máy bay

Giấy tờ cần chuẩn bị khi đi máy bay cần những gì?

Nếu đi máy bay lần đầu thì bên cạnh vé, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ quan trọng khác gồm:
+    Chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân với các chuyến bay trong nước và hộ chiếu đối với chuyến bay quốc tế
+    Visa khi ra nước ngoài (từ Việt Nam bay đến các nước Đông Nam Á không cần visa)
+    Tiền mặt để đóng thuế sân bay khi đi

Kinh nghiệm – Hành lý đi máy bay

Với các chuyến đi xa thì hành lý là không thể thiếu. Nếu bạn đi máy bay lần đầu thì cần lưu ý những điểm quan trọng: Không được phép mang theo các vật dụng có tính sát thương cao như dao, kéo, chất gây nổ, vật dụng sắc nhọn… Bên cạnh đó, mỗi một hãng bay sẽ có những yêu cầu riêng, bạn có thể lên mạng để tìm hiểu chi tiết.

Bạn nên đến sân bay khoảng bao lâu?

Thời gian được cho là lý tưởng để ra sân bay đối với chuyến bay nội địa Việt Nam và Quốc tế.

Kinh nghiệm – Đối với chuyến bay quốc tế

– Hành khách cần có mặt tại quầy làm thủ tục trước 03 tiếng so với giờ khởi hành

– Thời gian đóng quầy làm thủ tục (kết thúc nhận hành khách) trước 50 phút so với giờ khởi hành

– Thời gian đóng cửa lên máy bay (kết thúc nhận hành khách) trước 30 phút so với giờ khởi hành

Việc đến sân bay sớm theo quy định của hãng sẽ giúp hành khách có sự chủ động và có thể có thêm thời gian để xử lý các vấn đề bất khả kháng (nếu có) xảy ra.

Tuy nhiên, nếu bay vào các dịp lễ, cuối tuần, mùa cao điểm và nơi khởi hành luôn nằm trong danh sách những sân bay bận rộn nhất thế giới, bạn nên cộng thêm một tiếng vào thời gian được khuyến nghị phía trên.

Ngoài ra, thời gian đến trước cũng phụ thuộc vào từng hành khách. Nếu là khách hạng thương gia, đi một mình hay thuộc đối tượng ưu tiên không phải xếp hàng… bạn không cần đi sớm. Nhưng nếu đi cùng gia đình, nhóm bạn hay có con nhỏ, người già… bạn nên đến sân bay sớm hơn.

Kinh nghiệm – Đối với chuyến bay nội địa

– Hành khách cần có mặt tại quầy làm thủ tục trước 02 tiếng so với giờ khởi hành

– Đối với hành khách đã làm check-in online, cần có mặt tại quầy làm thủ tục trước ít nhất 01 tiếng so với giờ khởi hành

– Thời gian đóng quầy làm thủ tục (kết thúc nhận hành khách) trước 40 phút so với giờ khởi hành

– Thời gian đóng cửa lên máy bay (kết thúc nhận hành khách) trước 20 phút so với giờ khởi hành

Chuyến bay nội địa Việt Nam và Quốc tế.
Chuyến bay nội địa Việt Nam và Quốc tế.

Kinh nghiệm đi máy bay – 11 điều không nên làm trên máy bay

Không chào hỏi tiếp viên

“Tôi ước hành khách chào hỏi với mình khi họ lên máy bay. Tiếp viên cũng là con người, chúng tôi cần được cư xử với sự tôn trọng và tử tế”, một tiếp viên chia sẻ. Hãy nhớ cư xử lịch sự, bạn chỉ cần chào một câu đơn giản khi lên máy bay và nói cảm ơn lúc rời đi.

Đòi hỏi ngay khi mới lên máy bay

Tiếp viên hàng không thường bận rộn chào hỏi, giúp khách tìm chỗ hay sắp xếp hành lý xách tay trên cabin. Yêu cầu đồ uống hay thức ăn trước khi máy bay cất cánh có thể khiến họ bối rối và khó chịu.

Không lắng nghe hướng dẫn

Dù bạn có thể đi máy bay nhiều lần trước đó, lắng nghe hướng dẫn an toàn vẫn quan trọng. Dùng điện thoại hay làm việc lúc này bị coi là thiếu lịch sự. Khi xảy ra trường hợp khẩn cấp, bạn có thể hoảng loạn, không biết cách xử lý tình huống.

Bày rác ra ghế

Các tiếp viên thường liên tục đi lại để thu nhặt rác hay bất kỳ đồ thừa nào của hành khách. Không có lý do gì để bạn biến ghế ngồi của mình và không gian xung quanh thành bãi rác – điều chứng tỏ bạn thiếu ý thức, không quan tâm đến hành khách chuyến sau hay những người phải thu dọn.

Bông đùa

Nhắc đến những điều nhạy cảm như bom, chất nổ hay bệnh truyền nhiễm là điều tồi tệ. Hành khách bông đùa quá trớn có thể bị đuổi khỏi máy bay, bị bắt hay nộp phạt… và chuyện này chỉ gây mất thời gian của hàng trăm người khác.

Phàn nàn về đồ ăn

Hành khách không nên đổ lỗi hay tức giận với tiếp viên nếu quên không yêu cầu thực đơn riêng. Hay không thích khẩu phần sẵn có. Nếu có chế độ dinh dưỡng đặc biệt hoặc kén ăn, bạn nên chuẩn bị đồ ăn riêng trước khi lên máy bay.

Ngồi nhầm ghế

Tiếp viên hàng không đều có danh sách hành khách và chắc chắn họ biết vị trí của từng người. Bạn không nên tự ý ngồi trong khoang hạng nhất hay đổi chỗ khi thấy có ghế trống. Cân bằng trọng tâm của máy bay rất quan trọng khi cất cánh, do đó một số ghế có thể được bỏ trống vì lý do an toàn.

Ngồi nhầm ghế
Ngồi nhầm ghế

Xem phim nhạy cảm

Dù ghế hai bên trống, bạn không nên mở những bộ phim không phù hợp. Trong không gian công cộng như cabin hành khách. Điều đó có thể khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu.

Không tuân thủ đèn hiệu

Một trong những điều khó chịu nhất với tiếp viên là hành khách rời khỏi chỗ. Khi đèn báo hiệu thắt dây an toàn vẫn sáng – đây là điều cấm kỵ khi máy bay cất cánh, hạ cánh hay vào vùng nhiễu động. Nếu bạn cần sử dụng nhà vệ sinh; Hãy đợi đến khi đèn hiệu này tắt.

Động chạm tiếp viên hàng không

Trong nhà hàng, bạn không nên chạm tay vào người phục vụ hay kéo áo họ. Trên máy bay cũng vậy, tiếp viên không thích bị động vào người.

Búng tay gọi tiếp viên

Có nhiều cách lịch sự hơn việc búng tay để thu hút sự chú ý của tiếp viên. Hành khách có thể nhấn nút gọi, hay đơn giản đợi họ đi ngang qua và lên tiếng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *