Kinh nghiệm phượt an toàn nhất bạn nên biết

Kinh nghiệm phượt an toàn

Phượt luôn là hình thức du lịch mang đến nhiều thú vị nhất tại Việt Nam? Hiện tại hình thức phượt đã trở thành một trong những sở thích trào lưu đặc biệt của các bạn trẻ. Những chuyến đi phượt giúp bạn có nhiều sự trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm sống cùng cách xử lý các tình huống sự cố bất ngờ trên các cung đường. Do vậy Makoser sẽ chia sẻ kinh nghiệm phượt du lịch an toàn để bạn có thể chuẩn bị cùng với những đứa bạn thân trong chuyến đi lần đầu 1 cách trọn vẹn và thú vị nhất nhé.

Những kinh nghiệm phượt dành cho người mới

Bảo dưỡng xe máy trước chuyến đi

Thông thường nghĩ tới chuyện bảo dưỡng xe thì mọi người mặc định chỉ có ô tô mới cần được bảo dưỡng còn với xe máy thì không cần. Nhưng suy nghĩ này là sai lầm, nếu bạn sử dụng xe máy đi lại hàng ngày trong đô thị. Thì giả sử xe có hỏng thì bạn rất dễ tìm nơi sửa chữa khắc phục sự cố.

Còn khi bạn đi phượt, khi xe có hỏng hóc giữa đường thì việc tìm nơi sửa chữa không hề đơn giản. Nhất là khi bạn đi vào ban đêm trên những cung đường tỉnh, đường đèo, đồi núi, ven biển…Vì vậy, trước mỗi chuyến đi du lịch xa, bạn cần bảo dưỡng xe để chắc chắn xe bạn vẫn còn đang hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Dưới đây là các công việc cần làm khi muốn bảo dưỡng xe máy:

  • Kiểm tra lốp xăm, đem theo lốp, xăm dự phòng và dụng cụ kèm theo.
  • Thay dầu nhớt định kỳ đúng hạn
  • Kiểm tra máy móc có chạy ổn định không?
Bảo dưỡng xe máy trước chuyến đi
Bảo dưỡng xe máy

Chuẩn bị đồ bảo hộ trên mọi cung đường phượt

Mang theo đồ bảo hộ trong những chuyến đi phượt sẽ giúp bảo vệ bản thân. Khỏi những chấn thương trong các tình huống bất ngờ. Những mòn đồ bảo hộ bạn rất nên chuẩn bị sẵn trong những chuyến đi du lịch bụi gồm: Giáp tay và chân, Mũ bảo hiểm full-face hoặc mũ 3/4

Lên lịch trình cụ thể chi tiết của địa điểm phượt

Để có một chuyến đi suôn sẻ và thuận lợi, trong mọi chuyến đi, công việc chuẩn bị và lên lịch trình cụ thể bao giờ cũng là việc quan trọng nhất. Bạn cần tìm hiểu kĩ thông tin của nơi mà bạn sắp đến. Tìm ra những địa điểm nghỉ ngơi, ăn uống, hay vui chơi rõ ràng. Đồng thời, bạn cần đề ra lịch trình cụ thể, xác định thời gian xuất phát chính xác, những trạm dừng chân, và luôn có phương án dự phòng cho những sự cố ngoài ý muốn như: hư xe, trời mưa,…

Ngoài ra, để có một chuyến phượt an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến và kinh nghiệm. Lộ trình của những người đã đi trước, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, phổ biến lịch chạy cho các thành viên trong nhóm, xem dự báo thời tiết…

Lập ra danh sách tất cả món đồ cần thiết cho chuyến đi

Với việc lên sẵn danh sách những vật dụng cần mang sẽ là việc cần thiết cho bạn. Giúp bạn tránh trường hợp “để quên” hoặc “mang thiếu”… Không chỉ vậy, trước khi xuất phát, bạn cần phải kiểm tra kiểm tra xe kĩ lưỡng, thay phanh lốp, dầu nhớt.

Những vật dụng cần thiết cho chuyến phượt của bạn

Đối với xe: bạn cần mang theo bộ dụng cụ sửa xe, đồ để thay thế như: bugi, săm,…Đối với cá nhân: quần óa, áo khoác ấm, khẩu trang, khăn choàng cổ, găng tay, áo mưa, mũ bảo hiểm có kính chắn gió, đồ vẹ sinh các nhân, thiết bị liên lạc, …

Đồ dùng y tế: dầu gió, thuốc trị côn trùng cắn, thuốc sát trùng và chống viêm nhiễm, bông băng, các loại thuốc uống như: thuốc kháng sinh; thuốc hạ sốt, kháng sinh…Ngoài ra, bạn còn phải mang theo túi ngủ hoặc lều, nước uống, thực phẩm khô, dây thừng,…

Nguyên tắc khi đi đường dành cho người mới

Điều bạn cần ghi nhớ đầu tiên là đi với tốc độ chậm. Không vượt ô tô, hạn chế đi sát các xe có trọng tải lớn, và khi muốn vượt; bạn phải xi – nhan và bấm còi để xin vượt. Một đoàn chạy xe máy khi phượt tốt nhất  là 4 xe và 8 người (mức tối đa là 10 xe và 20 người), như vậy sẽ thuận lợi cho việc kiểm soát khi đi đường, đảm bảo sự gắn kết ; bao quát lẫn nhau; không ai bị bỏ lại đằng sau.

Ngoài việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm. Cả nhóm còn phải thống nhất với nhau về tốc độ lái xe (vận tốc tốt nhất là 35 – 40km/h); khoảng cách giữa các xe.Tránh đi đêm hoặc đi vào những nơi hẻo lánh khi trời quá khuya; Nếu phải đi vào lúc trời tối; xe đi trước phải ra tín hiệu bằng xi – nhan cho các xe phía sau. Khi đi qua những đoạn có sương mù, các xe phải bật đèn pha hoặc đèn sương mù để báo hiệu cho xe đi ngược chiều.

Bạn nên trùm sãn ba lô vào túi ni lông, cột chặt sau xe. Chỉ cần thiết một số đồ cần thiết vào túi nhỏ trên bên ngoài là được. Khi gặp trời mưa, bạn nên đi chậm, gần tim đường (nếu có thể). Nếu đi ở miền núi, cần đề phòng sạt lỡ, và nếu trời mưa quá to; bạn nên tìm chỗ trú; đợi mưa tạnh hoặc nhỏ lại rồi hãy tiếp tục hành trình.

Nguyên tắc khi đi đường
Nguyên tắc khi đi đường

Khi gặp vấn đề

Đều là những người yêu du lịch bụi, yêu thích sự mạo hiểm và khám phá. Đối với những phượt thủ đã có kinh nghiệm, hoặc những phượt thủ mới, thì đôi lúc sẽ phải gặp phải những sự cố ngoài ý muốn. Dù đã có kinh nghiệm hay chưa, trong trường hợp này. Bạn cần phải giữ bình tĩnh để giải quyết vấn đề, đồng thời tin tưởng vào sự hổ trợ của cả nhóm

Ngoài ra, nếu gặp phải những sự cố khó giải quyết; Bạn hãy nhờ tới sự giúp đỡ của người dân địa phương, bộ đội biên phòng hoặc công an địa phương

Lưu ý về những kinh nghiệm phượt

Phải mang theo các giấy từ tùy thân cần thiết (photo thêm 1 bản để tránh trường hợp bị thất lạc hành lý)

Nếu điểm đến của bạn là vùng biên giới, thì tại đó. Bạn tuyệt đối không nên cầm hoặc giữ hộ đồ của người lạ, vì đây là khu vực khá nhạy cảm của các tệ nạn buôn bán và vận chuyển ma túy; chất kích thích

Để đảm bảo an toàn tối đa, bạn cần dán miếng dán phản quan. Lên nón bảo hiểm và xe, như vậy sẽ dàng dàng hơn trong việc quan sát và nhận ra thành viên trong đoàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *