Múa rối nước – loại hình văn hóa nghệ thuật nổi tiếng của Việt Nam

Nghệ thuật rối nước

Múa rối nước là một loại hình văn hóa nghệ thuật của VIệt Nam đã tồn tại hơn chục thế kỷ và trải qua bao thăng trầm, biến động. Hiện nay, loại hình nghệ thuật này rất phát triển, sánh ngang với tuồng, chèo và thậm chí là vươn ra thế giới. Múa rối không chỉ tồn tại ở nước ta mà còn lan rộng ra các nước trong khu vực và trên thế giới giúp bạn bè quốc tế biết nhiều hơn đến loại hình văn hóa này của Việt Nam. Nhưng chỉ Việt Nam mới có múa rối nước độc đáo và đặc sắc nhất. Là một đặc trưng tiêu biểu của loại hình nghệ thuật này, nó đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam và được bạn bè quốc tế biết đến và yêu thích.

Múa rối nước là gì?

Múa rối nước là gì?
Múa rối nước là gì?

Múa rối nước (hình thức dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước); được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam; một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống lâu đời ở vùng châu thổ sông Hồng; thường diễn ra trong các dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết.

Rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường, người ta dùng mặt nước làm sân khấu; (còn được gọi là nhà rối hay thủy đình) được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam; phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã… Những con rối được làm bằng gỗ, biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông; thông qua hệ thống sào, dây… và được phụ trợ bởi tiếng trống và tiếng sáo.

Con rối làm bằng gỗ được đục đẽo với những đường nét cách điệu riêng sau đó gọt giũa, đánh bóng; và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét; tính cách cho từng nhân vật. Nhân vật tiêu biểu nhất là chú Tễu – thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh lạc quan. Mở màn, chú Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện.

Cách thể hiện loại hình văn hóa nghệ thuật rối nước

Phần thân rối là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật; còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động. Máy điều khiển và kỹ xảo điều khiển tạo nên hành động của quân rối nước trên sân khấu; chính là mấu chốt của nghệ thuật rối nước. Máy điều khiển được giấu trong lòng nước, lợi dụng sức nước, tạo sự điều khiển từ xa; cống hiến cho người xem nhiều điều kỳ lạ, bất ngờ.

Nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác từng cây sào, hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài hoặc dưới nước. Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình; hành động làm trò đóng kịch của nó. Múa rối nước nhất định phải có âm nhạc. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác; gây không khí với tiết tấu truyền thống giữ vai trò chủ đạo, nhạc rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc Bộ.

Múa rối nước có từ khi nào?

Múa rối nước có từ khi nào?
Một vở múa rối nước độc đáo

Theo các truyền thuyết, huyền thoại lịch sử, trò rối nước ra đời từ thời xây thành Cổ Loa, Kinh An Dương Vương; năm 255 trước công nguyên. Còn theo sử sách, văn bia, trò rối nước ra đời năm 1121 (đời Lý).

Trong kho tàng trò rối nước của Việt Nam, có 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục rối hiện đại; kể về những sự tích dân gian và cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Nghệ thuật rối nước là đặc phẩm văn hoá bản địa dân tộc Việt; phát triển ở hầu hết các làng xã quanh kinh thành Thăng Long và phần lớn các phường rối ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Múa rối nước ở Việt Nam hiện nay

Tại Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, chỉ có rối tay, rối que và rối dây. Còn múa rối nước thì chỉ gặp ở Việt Nam và Trung Quốc. Theo giáo sư J. Pim-pa-ne-au, múa rối nước đã biến mất ở Trung Quốc và ngày nay “chỉ còn tồn tại ở Việt Nam”.

Đoàn múa rối Trung ương không những chỉ giới thiệu các chương trình múa rối tay, múa rối que và múa rối nước; mà còn động viên việc sáng tác các tiết mục mới cũng như việc nghiên cứu về lịch sử múa rối nước.

Năm 1992, Nhà hát Múa rối Thăng Long phục hồi 17 trò rối nước; làm sống dậy trò rối nước trên toàn quốc gồm: Bật cờ, Chú Tễu, Múa rồng, Em bé chăn trâu, Cày cấy, Cậu ếch, Bắt vịt, Đánh cá, Vinh quy bái tổ, Múa sư tử, Múa phượng, Lê Lợi trả gươm, Nhi đồng vui chơi, Đua thuyền, Múa lân, Múa tiên, Tứ linh.

Những đoàn nghệ thuật múa rối nước chuyên nghiệp

Những đoàn nghệ thuật múa rối nước chuyên nghiệp
Những con rối nước

Hiện nay, ở Việt Nam có 6 đoàn nghệ thuật múa rối chuyên nghiệp; ở trung ương, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk và Quảng Trị. Ngoài ra còn có hàng chục phường múa rối nước ở nhiều địa phương của vùng đồng bằng sông Hồng.

Trong những năm qua, nhiều đoàn múa rối nước của Việt Nam tham dự một số liên hoan múa rối quốc tế; giành được nhiều giải thưởng cao và đã gây được sự chú ý của khán giả nhiều nước. Với những cố gắng của ngành múa rối nước Việt Nam; nghệ thuật này đang được bảo vệ và phát triển để xứng đáng với tầm vóc của nó trong di sản văn hóa dân tộc. Hi vọng rằng múa rối nước sẽ không chỉ là niềm tự hào của quốc gia; mà còn là niềm kiêu hãnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Các vở múa rối nước

Chương trình tiết mục rối nước khá phong phú :

–  Các trò ca ngợi cái thú làm ruộng, chăn vịt, đánh cá, dệt cửi, xay lúa, giã gạo ….

– Các trò vui chơi giải trí lành mạnh bổ ích như đấu vật, đưa ngựa, đánh đu, leo cây, lộn thang, múa lân, múa rồng, đánh kiếm…

– Các tích trò nêu gương anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê

– Các vở chèo,vở tuồng như  Thị Mầu lên chùa, Lưu- Nguyễn nhập Thiên thai, Tây du, Sơn Hậu, Tam quốc …

Tiết mục rối nước ngắn gọn, phản ánh một cách ước lệ nhưng chân thực cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu của người Việt

Trò xưa thường diễn không lời; khi nền văn học dân tộc phát triển đã đem đến cho các tiết mục rối nước thêm lời giáo, lời hát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *