Nét đẹp trong phong tục cúng ông Táo hàng năm

Phong tục cúng ông Táo

Theo tín ngưỡng dân gian, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các hộ gia đình đều làm mâm cỗ để cúng ông Táo và tường thuật lại những sự việc trong năm đã qua. Đây là một trong những phong tục, nét đẹp văn hóa được người dân Việt Nam truyền lại từ xa xưa. Để cầu may mắn cho gia đình, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân sẽ tổ chức lễ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời. Đây là một trong những phong tục tập quán, tín ngưỡng giàu ý nghĩa nhân văn, hướng dẫn con người tích cực làm việc thiện, sống lương thiện. Ngoài ra, việc thả cá chép xuống sông, hồ, ao, suối sau khi cúng tế là một hành vi nhân văn, thể hiện lòng nhân ái của người Việt.

Phong tục cúng ông Táo về trời

Phong tục cúng ông Táo về trời
Mâm cỗ cúng ông Táo về trời

23 tháng chạp đưa ông Táo về trời, ở miền Bắc cỗ cúng gồm 3 mũ ông công, cá chép vàng. Người miền Trung cúng thêm con ngựa giấy; trong khi miền Nam chỉ cần mũ, áo ông công là đủ.

Không khí Tết bắt đầu nhộn nhịp kể từ ngày tiễn Táo quân về chầu trời vào 23 tháng chạp. Đồ cúng gồm bánh, kẹo và nước trà. Lễ vật cúng Táo công thường có 3 chiếc mũ ông công (2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà). Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo. Ngoài ra, để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người miền Bắc hay cúng một con cá chép (hay cá vàng); còn sống thả trong chậu nước. Sau đó, cá sẽ được phóng sinh ra ao hồ hay ra sông. Tuy nhiên, tục phóng sinh ngày nay cũng bị lạm dụng; nhiều người mua hàng trăm con cá để phóng sinh, thậm chí phóng sinh tôm, cua, ếch, nhái, rùa với số lượng lớn. Tôm cá chết gây ô nhiễm môi trường.

Cách cúng của từng vùng miền

Theo tục xưa, những nhà có trẻ con còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải là gà trống mới tập gáy (tức gà mới lớn); ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Ở miền Trung, người dân hay cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn miền Nam, các nhà chỉ cúng mũ, áo và đôi khi bằng giấy là đủ.

Khi khấn, đa phần không cầu xin phú quý, cũng không cầu xin no đủ; mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay. Từ 30 Tết đến mùng 5 Tết, các nhà lại dán ảnh Táo quân để mời ngài quay trở lại.

Cách đặt bàn thờ Táo quân

Cách đặt bàn thờ Táo quân
Cách đặt bàn thờ Táo quân

Người Việt quan niệm ba vị thần Táo định đoạt phúc đức cho gia đình. Phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Tuy vậy, ngoài Bắc có xu hướng thờ chung là thổ địa, thổ công.

Trên thực tế, bếp là nơi nấu nướng phục vụ ăn uống; nếu không chú ý thì khả năng “Bệnh tòng khẩu nhập” khó đảm bảo bình an cho gia đình. Bếp là nguồn nuôi sống con người, vạn vật sống được là nhờ ăn uống, vì thế rất coi trọng bếp nấu.

Một số điều kiêng kỵ trong khu bếp

– Bếp không quay ra cửa chính (có nghĩa là người nấu không quay lưng ra cửa).

– Cửa bếp không hướng ra cửa, tránh tà khí xông thẳng vào.

– Phía sau bếp phải là tường kín, không nên đặt ở cửa sổ.

– Đặt bếp tránh “Thủy hỏa xung khắc”, không đối diện vòi nước hay tủ lạnh.

– Cửa bếp không đối diện phòng ngủ, bếp không gần phòng ngủ đặc biệt là đặt giường gần bếp.

– Cửa bếp không đối diện khu vệ sinh.

Quan niệm xưa cho rằng thần Táo cai quản việc bếp núc. Công việc chủ yếu của Táo quân là thay trời giám sát việc thiện ác tại mỗi gia đình; hàng năm vào dịp 23 tháng chạp ông Táo về thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc. Ngoài ra Táo quân còn là Thần hộ trạch (giữ nhà), không cho tà ma vào nhà gây rối cho gia đình.

Vị trí nên đặt bàn thờ Táo quân

Vị trí nên đặt bàn thờ Táo quân
Vị trí nên đặt bàn thờ Táo quân

Đặt bàn thờ Táo quân thường là ở bên trên bếp nấu (gọi là trang thờ), trên vách bàn thờ có câu liễn “Định phúc Táo quân”.

Việc bài trí, sắp xếp của khu bếp ngăn nắp, đúng phong thủy sẽ làm cho chất lượng cuộc sống nâng cao. Khu bếp trong một gia đình phản ánh toàn bộ sinh hoạt, văn hóa của ngôi nhà đó; nhìn vào khu bếp ta có thể đánh giá được tính cách của chủ nhân. Dù việc bài trí có như thế nào, có đúng phong thủy hay không; thì làm đẹp cho khu bếp phản ánh nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội hiện đại.

Có người thờ cúng nhưng để khu vực nhà bếp quá dơ bẩn cũng không tốt; vì chỗ nấu ăn là nơi rất cần sự sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nên cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào?

Sau khi tìm hiểu về lễ vật, bài cúng ông Táo, điều mà nhiều người quan tâm tiếp theo hẳn là ngày giờ cúng. Theo quan niệm xưa, 23 tháng Chạp là lúc ông Táo bắt đầu khởi hành cưỡi cá chép để bay về trời. Vì vậy thời điểm thích hợp nhất để làm lễ tiễn đưa là vào tối 22; hoặc sáng mùng 23 tháng Chạp. Dù bận công việc gì; bạn cũng nên cố gắng hoàn thành trước 12 giờ ngày 23 để các Táo còn kịp lên đường nhé!

Sau khi tiễn ông Táo về trời, các gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp, lau rửa lại ban thờ; rút tỉa chân hương bát nhang để đảm bảo không gian thờ cúng thanh tịnh, sạch sẽ nhất cho ông Công, ông Táo trở về vào đêm 30.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *