Ngày tết Trung thu ở Việt Nam có điểm gì đặc biệt?

Tết Trung Thu

Tết Trung thu là một trong những lễ hội quan trọng của văn hóa Á Đông, đặc biệt là người Việt Nam. Mỗi người Việt Nam từ khi sinh ra, ai cũng có ký ức về mùa trăng rằm mà cứ hàng năm đều đặn diễn ra, nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của Tết Trung thu mà cho rằng đó là dịp vui chơi, vui chơi, ngắm trăng diễu hành. Đây cũng là một trong những ngày tết được rất nhiều trẻ em Việt Nam mong đợi và đón chờ trong năm. Vậy Tết Trung thu ở Việt Nam có ý nghĩa như thế nào và nguồn gốc của nó như thế nào, chúng ta cùng tham khảo nhé!

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Nguồn gốc của Tết Trung Thu 
Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Có khá nhiều lý giải về nguồn gốc của Tết Trung Thu, trong đó có hai lý giải được lưu truyền phổ biến nhất; đó là ngày lễ này xuất phát từ nền văn minh lúa nước xưa và giải thuyết ngày lễ này bắt nguồn từ Trung Quốc; sau đó đã ảnh hưởng đến Việt Nam và nhiều nước trong khu vực.

Cụ thể với nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước thì theo các nhà khảo cổ; những hình ảnh về ngày tết Trung Thu đã được in trên mặt của trống đồng Ngọc Lũ. Hay theo văn bia của chùa Đọi thì từ đời nhà Lý; năm 1121 ngày Tết Trung Thu đã được tổ chức với các hoạt động như rước đèn; múa rối hay đua thuyền. Đến đời nhà Lê – Trịnh thì lễ hội này còn được tổ chức xa hoa và lớn hơn.

Với giả thuyết Tết Trung Thu bắt nguồn từ Trung Hoa; ý nghĩa ngày Tết Trung Thu được hiểu theo một tích xưa. Chuyện kể lại rằng, vua Đường vào một đêm rằm tháng tám; khi ngữ chơi ngoài thành đã được một vị tiên giáng thế tạo một chiếc cầu đưa vua lên cung trăng chơi. Sau khi được thăm cung trăng, nhà vua lưu luyến cảnh đẹp nơi đó và lệnh cho nhân dân cả nước tổ chức tiệc; lễ rước đèn vào ngày rằm tháng tám hằng năm, từ đó lễ hội này trở thành phong tục hằng năm; và lan truyền đến nhiều quốc gia khác của Châu Á trong đó có Việt Nam.

Sự tích Trung thu

Có tích kể lại rằng: Vào một đêm Rằm tháng Tám trăng sáng như gương, bầu trời bao la huyền ảo; nhà vua nhìn lên trời và nảy ra ý muốn lên thăm Cung Trăng. Pháp sư đi theo nhà vua liền ném chiếc gậy đang chống lên không trung; chiếc gậy liền biến thành một chiếc cầu bằng bạc đưa nhà vua cùng pháp sư lên Cung Trăng.

Vào đến “Phủ thanh hư Quảng Hàn” nhà vua và pháp sư được tiên nữ Hằng Nga đón tiếp nồng hậu. Hằng Nga sai tiên nữ mang bánh Tiên đến mời hai vị và lệnh cho các tiên nữ múa hát để nhà vua xem.

Sau khi về trần gian, đế tưởng nhớ ngày này, hàng năm vào Rằm Trung thu; nhà vua sai làm “Bánh Tiên”- bánh có hình tròn như mặt Trăng nên còn gọi là ”Bánh Trăng”. Khi trăng Rằm toả sáng nhà vua cùng quần thần ngắm trăng ăn bánh. Từ đó hình thành tục ăn Tết Trung Thu. Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8. Lúc này là chính thu, bầu trời trong xanh, tiết trời mát mẻ, không khí trong lành.

Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu

Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu 
Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu

Tên gọi Trung Thu có nghĩa là giữa mùa thu và như tên gọi lễ hội này được tổ chức vào ngày rằm tháng tám âm lịch hằng năm. Từ xưa, ý nghĩa ngày Tết Trung Thu được xem là ngày lành, tháng tốt; để tiên đoán mùa vụ và cũng là ngày để tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ nhỏ.

 Người xưa cũng cho rằng, cuộc đời của con người và vầng trăng luôn có mối liên hệ kỳ diệu. Hình ảnh trăng tròn, trăng khuyết cũng biểu thị cho niềm vui, nỗi buồn, sự sum họp hay chia ly.

Trăng rằm vào tháng tám luôn to và tròn vành vạnh, biểu thị cho sự sum họp, đoàn viên, sự vẹn tròn, hạnh phúc; nên ý nghĩa ngày Tết Trung Thu chính sự đoàn viên. Thay vì gọi là tết Trung Thu, người ta còn gọi ngày lễ này là Tết Đoàn viên.

Làm gì vào ngày tết trung thu?

Vào ngày Trung Thu, theo phong tục của người Việt; các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm các loại bánh trái dâng lên cúng ông bà, tổ tiên. Sau đó cả gia đình cùng sum vầy phá cỗ và ngắm trăng. Bánh trái trong mâm cỗ cúng trăng được chọn đủ màu sắc; xanh, đỏ, trắng vàng, trái cây được tỉa khéo léo hình bông hoa, hình các con vật.

Vào dịp lễ này, các thành viên trong gia đình sẽ hỏi thăm nhau, trò chuyện, hàn huyên. Đặc biệt, ý nghĩa ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam thiên về trẻ em nhiều hơn; trẻ em ở mọi miền sẽ được người lớn tặng quà, tổ chức các hoạt động vui chơi ý nghĩa như rước đèn, phá cỗ, múa lân… cùng với bạn bè. Đồ chơi của trẻ em trong dịp tết ngày chủ yếu làm từ giấy bồi như mặt nạ, sư tử, kỳ lân; mặt nạ các nhân vật dân gian, đèn cù, đèn lồng,… Những năm gần đây còn có cả đồ chơi bằng nhựa, bằng sắt, điện tử. Đêm Trung Thu, trẻ em sẽ tụ họp để vui chơi, rước đèn, đánh trống; xem múa lân, reo hò vô cùng sôi động.

Phong tục truyền thống ý nghĩa

Phong tục truyền thống ý nghĩa
Phong tục truyền thống ý nghĩa

Ở nhiều nơi, ý nghĩa của Tết Trung Thu còn là thời điểm để dự đoán được mùa vụ; vận mệnh cho một năm sắp tới. Cụ thể, nếu trăng năm đó màu vàng rực thì sẽ trúng vụ tằm tơ; nếu trăng màu xanh hay màu lục thì năm đó sẽ có thiên tai. Ngoài ra, nếu như màu trăng có sắc cam, trong; và sáng thì đất nước sẽ được thái bình, thịnh trị.

Tết Trung Thu là một phong tục truyền thống cực kỳ ý nghĩa, và độc đáo; nó biểu trưng cho nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Việt nói chung và các nước Châu Á nói riêng. Dù có nhiều biển thể về nguồn gốc, phong tục; nhưng ý nghĩa ngày tết Trung Thu ở hầu hết mọi nơi chính là biểu trưng cho sự yêu thương; chăm sóc, ý nghĩa của tình thân hữu, đoàn tụ và biết ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *