Tìm hiểu và khám phá những nét đẹp văn hóa Việt Nam

Lễ hội truyền thống trong văn hóa Việt Nam

Trải qua hàng nghìn năm, sự hòa nhập của dân tộc Việt Nam với 54 dân tộc anh em khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và độc đáo về văn hóa trong tiến trình lịch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước. Đặc trưng văn hóa của các dân tộc đã thể hiện rất rõ nét trong đời sống cộng đồng và sinh hoạt kinh tế, từ phong tục tập quán, trang phục đến cách nấu nướng. Dưới đây là những nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam mà bạn có thể tìm hiểu.

Phong tục tập quán

Phong tục tập quán
Phong tục gói bánh chưng vào ngày tết

Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau; mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc; cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được.Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay; nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt; cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau; và tục lệ này đã trở thành biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa; đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết.

Trang phục dân tộc

Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam; với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam; mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.

Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất; đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt; và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót; chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.

Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo; e lê và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết; nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.

Ẩm thực Việt Nam

Ẩm thực Việt Nam
Ẩm thực Việt Nam

Ẩm thực chính là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt và đặc trưng của từng quốc gia trên thế giới. Nếu như khi nhắc đến sushi mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ ngay đến Nhật Bản; món kimchi gắn liền với Hàn Quốc, Thái Lan với món ăn nổi tiếng như tomyum, xôi xoài; thì khi nhắc đến Việt Nam thì chắc chắn du khách sẽ không thể nào bỏ qua được món phở, bánh mì, bánh xèo.

Đó là những món ăn đã tạo nên thương hiệu cho ẩm thực Việt Nam; và được CNN ghi tên trong danh sách TOP 8 nền ẩm thực mới nổi có sức lan tỏa nhất thế giới. Đặc trưng của ẩm thực Việt Nam là sự dung hòa trong cách pha trộn nguyên liệu; không quá cay, quá ngọt hay quá mặn. Các nguyên liệu gia vị để chế biến món ăn rất phong phú , bao gồm nhiều loại rau thơm, gia vị thực vật, quả hoặc lá non; các gia vị lên men và các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc; và mang những nét độc đáo rất riêng mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Sự khác biệt tạo nên sự ấn tượng cho nền văn hóa của Việt Nam; có thể nhắc đến như trang phục, phục tập quán, ẩm thực. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về văn hóa Việt Nam.

Lễ hội truyền thống trong văn hóa Việt Nam

Lễ hội truyền thống trong văn hóa Việt Nam
Lễ hội truyền Việt Nam

Lễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều lễ hội nhất. Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa.

Tinh thần cộng đồng là bản chất của mỗi lễ hội. Có 2 phần trong các lễ hội: lễ và hội. Lễ là để bày tỏ sự tôn trọng với thiên tính và ước mơ của mọi người về sức khỏe, sự giàu có, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và người thân. Hội là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, cộng đồng, tôn giáo, v.v.

Hai lễ hội truyền thống lớn nhất là Tết và ngày kỷ niệm vua Hùng. Trong Tết Nguyên đán; mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức như Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội. Ngày giỗ Tổ Hùng vương được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Nó được tổ chức để mọi người cùng nhớ về nguồn cội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *