Trà sen Tây Hồ: Thanh nhã như chính con người Hà Nội

Trà sen Tây Hồ: Thanh nhã như chính con người Hà Nội

Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng là vùng đất tiêu thụ trà rất lớn, có vô số loại trà, rất nhiều loại trong đó là những danh trà. Và khi nhắc đến những danh trà, chúng ta không thể không kể đến ”thiên cổ đệ nhất trà” đất Hà Thành là trà sen Tây Hồ. Loại trà được ướp hương bằng sen tươi, loại sen đặc biệt của khu vực Tây Hồ. Loại sen cánh nhỏ, chúm chím nụ, có màu hồng phớt và hương thơm rất đặc biệt. Các công đoạn làm trà cũng vô cùng kỳ công, khéo léo và tinh tế. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Trà sen Tây Hồ: Thanh nhã như chính con người Hà Nội’.

Trà sen Tây Hồ được mệnh danh là “thiên cổ đệ nhất trà”

Khi những búp sen hồng bắt đầu nở rộ. Thì những người dân sinh sống tại phường Quảng An, quận Tây Hồ lại tất bật với nghề ướp trà. Chắc hẳn cách mà người Hà thành làm và thưởng thức trà sen. Đã “để thương, để nhớ” trong lòng của không ít tao nhân, mặc khách.

Trà sen Tây Hồ được mệnh danh là “thiên cổ đệ nhất trà”
Trà sen Tây Hồ được mệnh danh là “thiên cổ đệ nhất trà”

Trà sen Tây Hồ từ lâu được mệnh danh là “thiên cổ đệ nhất trà”. Không chỉ bởi hương vị thanh tao khác biệt. Mà đó còn là sự tỉ mỉ trong từng công đoạn tạo ra chúng. Sen dùng ướp trà là sen Bách Diệp. Là loại sen nhiều cảnh nhỏ; màu hồng phớt, chúm chím nụ. Sen được hái từ sáng sớm. Khi mặt nước còn hơi sương để đảm bảo độ tươi và giữ trọn vẹn được hương vị của hoa.

Trà sen Tây Hồ là sự hòa quyện giữa hương vị đậm đà của chè Tân Cương. Với hương thơm ngát rất riêng của gạo sen Bách Diệp. Qua bàn tay khéo léo cùng sự tỉ mỉ của người thợ. Tạo ra thức uống thơm ngon, đậm đà, mang hương vị đặc trưng của đất Hà thành.

Không phải tự nhiên mà vang danh

Trà sen Tây Hồ không phải tự nhiên mà vang danh. Chưa nói đến sự cầu kì chế biến. Mà đầu tiên nhờ sự quý giá của sen Hồ Tây vốn rất riêng. Hoa sen nơi đây đẹp hơn mọi nơi khác. Bởi sen Hồ Tây có nhiều cánh xếp vào nhau, nhụy vàng thẫm, cánh hồng phớt sắc. Màu hồng rất lạ không nhạt không sẫm, hương thơm ngào ngạt.

Không chỉ có hoa mà lá cũng mang rất đậm mùi hương. Thứ hương ngái nồng của thứ đất bùn vốn trầm lắng cả ngàn năm. Vị ngọt của nước Tây Hồ thiêng đất Thăng Long. Bông sen hồ Tây cũng to hơn các bông sen nơi khác. Màu hoa hồng tươi, khi nở bung cánh lớn. Một năm trồng sen, thu hoạch vỏn vẹn chỉ trong vài tuần. Hoa sen, lá sen, thân sen, củ sen đều được bà con dùng cho mọi việc. Nhưng thứ tuyệt vời nhất mà sen Tây Hồ đem đến cho đời thì chỉ có một, là Trà sen.

Chè được bọc bởi nhiều lớp cánh sen Bách Diệp

Từ cuối tháng 5 đến khoảng đầu tháng 9 hằng năm. Nhiều nhà làm trà truyền thống ở phường Quảng An lại tất bật trong từng công đoạn để làm trà sen. Công việc ướp trà sen đòi hỏi sự cầu kỳ. Người thợ phải đặt hết tâm huyết và tình cảm vào từng hạt gạo sen, búp trà. Từng bông hoa được hái mang về tách lấy gạo. Thứ được ví như túi hương của bông sen rồi mới đem ướp.

Chè được bọc bởi nhiều lớp cánh sen Bách Diệp
Chè được bọc bởi nhiều lớp cánh sen Bách Diệp

Việc lấy gạo sen đòi hỏi cao ở người thợ sự cẩn thận, tỉ mỉ. Làm sao để gạo sen vẫn giữ nguyên được hương vị. Cũng như không bị nát thì không phải ai cũng có thể làm được. Dưới bàn tay khéo léo của những người thợ làm nghề, cánh hoa, nhụy hoa và gạo sen được tách rời.

Bông sen bọc chè được cắm một đêm để hương thấm đều

Chị Bách Diệp (40 tuổi, phường Quảng An, Tây Hồ) chia sẻ: “Để thu được 100g gạo sen. Sẽ cần khoảng 900 – 1000 bông hoa. Việc tách gạo sen là công đoạn khó nhất. Đòi hỏi phải nhanh tay, khéo léo để gạo sen trắng, không nát và lưu giữ được mùi hương.”

Gạo sen và nhụy sen sau khi được ủ đủ lâu và sấy khô. Sẽ được bỏ vào bông sen cùng với trà Tân Cương cánh nhỏ, thẩm hương vừa độ. Sau đó dùng lá sen bọc chặt bên ngoài. Bông sen sau khi bọc chè sẽ được cắm một đêm để hương sen thấm đều vào chè. Từng vốc chè sực mùi thơm hòa quyện với sen. Loại trà sen này được làm nhiều vào chính vụ sen, giá bán giao động 40.000 đồng/bông.

Ông Ngô Văn Xiêm (12 Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ), truyền nhân đời thứ tư của gia đình. Có truyền thống làm nghề trà sen chia sẻ: “Sinh ra và lớn lên ở Quảng An, trưởng thành trong một gia đình có nhiều đời làm nghề trà ướp hương sen, được cha mẹ truyền nghề và cứ thế đến nay tôi đã gắn bó với nghề gần 60 mùa sen nơi đây”.

Trà sen Tây Hồ lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Nói về bí quyết để tạo ra những tách trà sen mang hương vị đặc biệt của người Quảng An, ông Xiêm bộc bạch: “Để làm ra thức uống này không quá khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì, hương vị tinh túy của chén trà sen thực chất đã qua 7 lần ủ gạo và sấy. Càng ướp nhiều lần thì hương sen càng quyện, trà càng thơm lâu. Một mẻ trà sen đạt chuẩn thì nước trà phải xanh, uống ban đầu có vị chát, sau có vị ngọt đượm và hương sen thơm dịu, thoang thoảng trong miệng.”

Trà sen Tây Hồ lưu giữ nét văn hóa truyền thống
Trà sen Tây Hồ lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Chính vì cách chế biến cầu kỳ và phức tạp như thế mà trà sen Tây Hồ thường có giá cao hơn so với các loại trà khác trên thị trường nhưng không vì thế mà trà sen Tây Hồ không có chỗ đứng trên thị trường.

Dù tình hình dịch bệnh Covid – 19 trên đang có nhiều diễn biến phức tạp, khiến trà sen Tây Hồ ít có dịp được quảng bá tại các hội chợ, gian hàng ẩm thực của thành phố, thế nhưng nhờ có sự phát triển của công nghệ thông tin đã kết nối người làm trà và khách hàng ở mọi miền đất nước. Không chỉ là thức uống đơn thuần trà sen Tây Hồ còn mang đậm nét văn hóa, tinh tế của người Hà thành, là món quà quý cho những người đi xa nhớ về miền đất kinh kỳ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *