Tự tạo hình chú cá xinh xắn bày cỗ trung thu từ những nguyên liệu đơn giản

Cá làm từ thanh long

Trong chuyên mục khéo tay hay làm ngày hôm nay của makoser xin chia sẻ tới các bạn cách làm một chú cá hết sức dễ thương từ những nguyên liệu đơn giản, sẵn có, dễ tìm mua thường ngày để có thể bày, trang trí cho mâm cỗ ngày trung thu thêm đẹp và thu hút các bé nhé. Để làm ra chú cá này thì cách làm rất đơn giản thôi, bạn chỉ cần có quả thanh long có kích thước vừa tầm, một ít vỏ bưởi và hạt nhãn là đã có cho ngay cho mình chú cá xinh xắn này rồi nhé.

Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung Thu

Tết Trung Thu là ngày Tết đoàn viên, thường diễn ra các hoạt động truyền thống như quây quần bên mâm cơm gia đình cùng phá cỗ, rước đèn, ngắm trăng và bày mâm cúng Trung Thu.

Mâm cỗ được các gia đình chuẩn bị tươm tất, bày biện đẹp đẽ để thể hiện tấm lòng kính nhớ đến ông bà tổ tiên. Khác với mâm cúng Tết, mâm cúng rằm Trung Thu không quá chú trọng các món mặn mà chủ yếu gồm các loại bánh trái cho trẻ con phá cỗ.

Mâm cỗ Trung Thu gồm những gì?

Mâm cỗ Trung Thu ý nghĩa thường gồm:

Thứ 1: Nhang, gạo, muối, đèn cầy, lư hương để thắp hương rằm tháng 8.

Thứ 2: Mâm cúng món chay hoặc mặn tùy sở thích gia chủ, thường gồm các món gà luộc, cháo, xôi, chè…

Thứ 3: Mâm bánh: bánh nướng và bánh dẻo.

Cách bày và trang trí cỗ Trung Thu ở mỗi vùng miền khác nhau.
Cách bày và trang trí cỗ Trung Thu ở mỗi vùng miền khác nhau

Bánh Trung Thu là lời chúc cuộc sống luôn tròn đầy, viên mãn. Hai loại bánh này tượng trưng cho lời cảm tạ đất trời đã cho một năm an bình, mùa màng bội thu.

  • Bánh dẻo trắng trong như vầng trăng ngà tròn vành vạnh mang đến ý nghĩa đoàn viên.

  • Bánh nướng tượng trưng cho tình thân vượt qua mọi gian nan thử thách vẫn chở che, đùm bọc nhau.

Trước kia hai loại bánh này chỉ có hình dáng đơn giản. Và trang trí hoa văn theo phong cách truyền thống. Ngày nay, các loại bánh đã được đa dạng hóa từ nhân bánh, màu sắc cho tới hình dáng: hình cá chép, hình con heo, con thỏ rất đáng yêu.

Thứ 4: Mâm ngũ quả ngày Trung Thu

Mỗi miền sẽ có các loại trái cây truyền thống khác nhau. Mâm cúng rằm tháng 8 thông thường sẽ gồm:

  • 1 nải chuối vàng

  • 1 quả lựu tượng trưng cho sự may mắn
  • 1 quả mãng cầu tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở
  • 1 quả hồng tượng trưng cho hy vọng
  • 1 quả bưởi tượng trưng cho những điều tốt lành, vẹn toàn, đủ đầy
  • Có thể thêm các loại trái cây khác để tăng thêm phần ý nghĩa mâm cỗ Trung Thu.

Thứ 5: Hoa tươi

Bàn thờ là nơi linh thiêng, trang nghiêm. Không nên dùng nhiều màu sắc rực rỡ. Do đó, hãy lựa chọn 1 loài hoa để cắm, tránh cắm nhiều loại. Bạn có thể cân nhắc hoa cúc, hoa huệ, hoa đồng tiền… là những loài hoa cúng phổ biến.

Hướng dẫn cách làm chú cá dễ thương từ quả thanh long “bày cỗ” đêm trung thu

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1 quả thanh long ruột trắng

  • Vỏ bưởi

  • 2 hạt nhãn để làm mắt cá

Phần thực hiện

Tạo hình chú cá đơn giản bằng quả thanh long, vỏ bưởi và hạt nhãn
Tạo hình chú cá đơn giản bằng quả thanh long, vỏ bưởi và hạt nhãn
  • Bước 1: Đầu tiên , các nàng cắt vỏ bưởi thành 1 chiếc vây cá dọc lưng, 2 vây nhỏ ở hai bên. Nhớ cắt để chừa phần vỏ nhét vào quả thanh long và tỉa thành những hình răng cưa ở mép vây cá nhé!

  • Bước 2: Sau đó, khía dọc quả thanh long 1 đường ở trên cùng, 2 đường ở 2 bên thân quả thanh long.
  • Bước 3: Cuối cùng các nàng nhét vây cá bằng vỏ bưởi vào quả thanh long. Rồi gắn mắt cho cá bằng hạt nhãn hoặc quả nho đen là được. Và cùng nhìn lại chú cá bằng quả thanh long của chúng ta đi nào.

Chỉ với 3 bước đơn giản, chúng mình đã có ngay bé cá màu đỏ dễ thương được làm từ quả thanh long rất là xinh xắn rùi. Thật đơn giản và không kém phần sáng tạo phải không nào. Tết Trung Thu mà có những bé cá dễ thương này bơi lội xung quanh mâm ngũ quả rất là vui mắt ý. Đảm bảo các bé sẽ rất thích cho mà xem. Chúc các nàng thành công nhá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *