Tục ăn trầu và nhuộm răng của người Việt Nam thời xa xưa

Phụ nữ nhuộm răng đen

Tục ăn trầu và nhuộm răng đen của người Việt Nam có từ rất lâu đời, có lẽ từ thời kỳ nông nghiệp thái bình, khi tổ tiên thuần hóa động thực vật. Khoảng 15000 năm trước công nguyên, sau này, tổ tiên ghi lại sự tích trầu cau, miêu tả mối quan hệ giữa miếng trầu và vôi, hàng nghìn năm nay nó không chỉ tồn tại phổ biến mà còn trong giao tiếp giữa người với người. Nó cũng được dùng để tế lễ với rượu trắng. Từ những nghi lễ quan trọng nhất như lễ tế, lễ ăn hỏi, lễ hội xuân, cưới hỏi, ăn hỏi. Và bên cạnh đó là tục nhuộm răng cũng rất phổ biến với nhiều phụ nữ thời xưa, nhưng hiện nay đã không còn nhiều người giữ tục lệ này nữa.

Tục ăn trầu

Tục ăn trầu
Tục ăn trầu
Tục ăn trầu phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á. Ở nhiều dân tộc của Việt Nam; trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong hôn nhân, tang ma và các dịp nghi lễ. Nhai trầu vẫn là thói quen hàng ngày của một số người ở nông thôn. Một miếng trầu gồm có: mảnh lá trầu quệt vôi, miếng cau có hạt; có thể có thêm miếng vỏ cây và thuốc lào. Đồ dùng cho ăn trầu thường gồm các loại như: tráp, khay hoặc mủng đựng trầu, bình vôi, dao và chìa vôi, ống nhổ. Người Tày, người Mường thường dùng túi vải để đem theo đồ ăn trầu; dùng mo cau bọc vải để cuộn lá trầu giữ cho tươi lâu. Người già dùng cối giã trầu cho mềm trước khi nhai.

Nguồn gốc của tục nhuộm răng

Nhuộm răng là tục cổ của dân tộc Việt, có từ thời Hùng Vương cùng với tục ăn trầu; đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của bộ tộc người Việt để phân biệt với các sắc dân khác. Đại Việt Sử Ký toàn thư trang 133 chỉ ghi lại lời vua Hùng về tục xăm mình; chứ tục nhuộm răng thì không thấy “… rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái vào mình.

Từ đấy không thấy thuồng luồng đến cắn hại nữa”. Sứ thần của nước Văn Lang trả lời vua nhà Chu về tục ăn trầu “Chúng tôi có tục ăn trầu để khử mùi ô uế và nhuộm cho răng đen…”. Không chỉ người Việt mới có tục nhuộm răng mà các dân tộc khác như Mường, Thái, Si La… cũng có tục này nhưng mỗi nơi; mỗi dân tộc đều có cách nhuộm răng khác nhau về ý nghĩa, thời gian, cách nhuộm và chất liệu sử dụng.

Phong tục nhuộm răng đen

Phong tục nhuộm răng đen
Phong tục nhuộm răng đen
Cho đến giữa thế kỷ XX, nam nữ người Việt còn nhuộm răng đen bằng bột nhựa cánh kiến. Người Thái, Kháng, Lào, Lự đốt cành cây may cu, may tửu; hay may me cho nhựa chảy xuống một mảnh kim loại hoặc ống tre; thêm một ít nước rồi mài đều tạo độ dính để nhuộm răng. Buổi tối trước khi đi ngủ, người ta làm sạch răng; rồi dùng tay quệt nhựa bôi vào răng 3-4 lần. Cách 2-3 ngày họ nhuộm lại cho răng đen bóng. Trước kia, răng đen là một tiêu chuẩn về vẻ đẹp của phụ nữ; các cô gái 12-13 tuổi đã bắt đầu nhuộm răng. Ngày nay chỉ những người cao tuổi còn có răng đen.

Duyên dáng răng đen

Còn trong văn chương, ca dao Việt Nam thì tục nhuộm răng và răng đen của người phụ nữ; được ca ngợi tôn vinh như một nét đẹp không thể thiếu được. Răng đen là nét đáng yêu được xếp vào hàng thứ tư trong cái duyên của người con gái: Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng láng hạt huyền kém thua Để hấp dẫn, để sửa soạn, để trang điểm người con gái bao giờ cũng rất chú trọng đến hàm răng đen gợi cảm của mình: Lấy chồng cho đáng tấm chồng,
Bõ công trang điểm má hồng răng đen.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *